Lễ chùa đầu năm, nét đẹp văn hóa của người Hà Nội
Đã thành một nét đẹp truyền thống của người Việt, những ngày đầu năm mới, sau khi thắp hương cho gia tiên, đi chúc Tết gia đình, người thân, chị Nguyễn Huyền Trang sẽ tới Phủ Tây Hồ bái lễ và du xuân. Chị thường nhờ thầy viết sớ, gửi gắm những tâm nguyện về một năm mới dồi dào sức khỏe, công việc được thuận buồm xuôi gió, gia đạo an yên.
Chị Nguyễn Huyền Trang - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên chia sẻ: “Mình rất thích phong tục truyền thống của người Việt Nam đó là đi lễ vào dịp đầu năm. Hôm nay, đến Phủ Tây Hồ thì mình rất thích không khí ở đây. Mọi người đi lễ rất đông và diện những bộ trang phục truyền thống rất trang nghiêm và lịch sự. Đi lễ thì mình chuẩn bị những thủ tục như dâng hương, sắp lễ, đặt lễ vào các ban, đi xin mong cầu bình an cho gia đình cũng như mong có một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý".
Với anh Phạm Đức Long (Phường Khương Đình, quận Thanh Xuân), đi lễ chùa là một nét đẹp truyền thống mỗi dịp đầu năm. Dâng hương tỏ lòng thành kính, anh cầu mong mình và người thân đón một năm mới vạn sự được hanh thông, bình an, may mắn: “Mình thấy không khí ở đây rất đông vui, tấp nập nhưng mọi người cũng rất là có ý thức xếp hàng hay giữ được sự tôn nghiêm ở trong không gian tâm linh của chùa".
Để thuận tiện cho người dân và du khách đi lễ chùa, du xuân đầu năm mới, điểm mới năm nay, quận Tây Hồ đã cho ra mắt app và trang điện tử Tây Hồ 360. Đây là nơi tích hợp mọi thông tin về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nơi thờ tự trên địa bàn quận giúp người dân và du khách dễ dàng tìm kiếm những địa điểm mình muốn đến.
Mùa xuân - mùa của sự khởi đầu, của đất trời giao hòa, cũng là thời điểm lý tưởng để con người đặt ra những ước vọng tốt đẹp cho cả một năm. Trong văn hóa người Việt, đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp truyền thống giàu ý nghĩa tâm linh, nơi con người gửi gắm lòng thành kính và hoà mình vào dòng chảy thiêng liêng của trời đất. Dưới ánh nắng dịu dàng của mùa xuân, những cành đào, cành mai khoe sắc, tiếng chuông chùa ngân vang như dẫn lối cho tâm hồn mỗi người trở nên thanh thản, an yên để khởi đầu cho một năm 2025 đầy khởi sắc. Lễ chùa không đơn thuần là một nghi thức, tín ngưỡng mà còn là một hành trình để mỗi người tìm lại sự cân bằng trong tâm thức.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
0