Lan tỏa tình yêu sách và văn hóa đọc
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc nhiều năm qua đã trở thành một sân chơi bổ ích nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với học sinh mọi lứa tuổi, thông qua cuộc thi đã khẳng định vai trò, những giá trị tốt đẹp của văn hoá đọc trong việc tiếp cận với thông tin và tri thức, xây dựng xã hội học tập.
Dịp này, nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày sách đang diễn ra sôi nổi. 500 tựa sách, tài liệu nội dung phong phú, đa dạng được giới thiệu tại Trung tâm Văn hóa và Thư viện Hà Nội nhân ngày Sách Việt Nam đã thu hút đông đảo bạn đọc mọi lứa tuổi. Phố sách Hà Nội sau 8 năm hoạt động đã trở thành không gian văn hóa phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô.
Tại Thư viện Quốc gia, một trong những điểm nhấn của ngày sách Việt Nam là hoạt động kể chuyện sách dành cho thiếu nhi.
"Trường chúng con đã chọn cuốn sách để giới thiệu mang tên 'Người mẹ cầm súng', và con thấy hoạt động này rất vui vì con không chỉ được nhập vai người dẫn truyện mà còn được học hỏi thêm về lịch sử dân tộc. Con thấy lịch sử dân tộc mình rất hào hùng", em Nguyễn Linh Nga, Học sinh Trường Tiểu học Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng chia sẻ.
Nhận thức vai trò của sách, Hà Nội luôn chú trọng đầu tư cho hoạt động thư viện và văn hoá đọc. Ở thành phố, ngoài thư viện cấp thành phố và thư viện cấp quận, huyện, thư viện cấp xã, phường, thư viện trường học; còn có một mạng lưới thư viện tủ sách cơ sở ở các thôn, làng, tổ dân phố, khu dân cư phân bố đều, rộng khắp 30 quận, huyện, thị xã. Công tác xã hội hoá hoạt động thư viện và hoạt động thúc đẩy văn hoá đọc ngày càng thu hút sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân.
Bà Phạm Thị Thành Tâm, giảng viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội cho rằng: "Chúng ta đều biết sách rất có giá trị với tất cả mọi đối tượng trong xã hội. Chúng ta có thể học, giải trí. Hiện nay, với văn hóa nghe nhìn rất phát triển, chúng ta càng phần phải quan tâm đến việc phát triển tình yêu với sách, đặc biệt là các bạn nhỏ".
Việc miễn phí đọc sách tại hệ thống thư viện công lập thể hiện trách nhiệm của Hà Nội trong thực hiện Luật Thư viện và thúc đẩy văn hoá đọc, góp phần tạo điểm nhấn trong Chương trình 06 nhiệm kỳ qua, đưa Hà Nội trở thành thủ đô tri thức và văn hoá.


Giữa phố phường Hà Nội náo nhiệt, vẫn có những căn biệt thự cổ mang dáng vẻ trầm mặc, như đứng ngoài vòng xoay của hiện đại. Đó không chỉ là kiến trúc, mà là một phần hồn cốt Hà Nội xưa cần được gìn giữ.
Được xây dựng song hành với cầu Long Biên, ga Long Biên là một trong những chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội với kiến trúc độc đáo, trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích.
Sau khi tham khảo ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh đã đề xuất bảo tồn tại chỗ hai chiếc thuyền cổ được tìm thấy tại phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Sau thời gian tạm hoãn, lễ chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ diễn ra từ 14h ngày 6/5 đến ngày 10/5 tại Việt Nam Quốc Tự, số 242-244 đường 3 tháng 2, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.
Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô thân yêu, Cột cờ Hà Nội còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ người dân Hà Nội.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng đã cắt băng khánh thành, khai trương Trung tâm Báo chí và tổ chức buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 vào chiều ngày 2/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
0