Lan tỏa áo dài truyền thống vào đời sống cộng đồng
Các hoạt động trong tuần lễ như không gian trưng bày thực nghiệm nghề may; trình diễn áo dài; tọa đàm và giới thiệu sách “Áo dài truyền thống - Hành trình trở lại; Chương trình nghệ thuật cộng đồng… đã giúp công chúng hiểu rõ hơn về áo dài - nét văn hóa đặc trưng của Huế, về nghề may áo dài truyền thống.
Ông Nguyên Phong, Hiệp hội May mặc Huế chia sẻ, nhắc đến Huế ngoài những cảnh đẹp di sản thì người ta nhắc đến câu chuyện áo dài. Đến Huế là sẽ mặc áo dài và ở đây cũng hun đúc nhiều ngành nghề truyền thống nhất là nghề may áo dài; có những nhà may lâu đời và những đường may, sự khéo léo và đặc biệt là sự tinh tế của người Huế đã tạo nên chiếc áo dài rất đẹp đã được không những trong nước mà bạn bè quốc tế rất yêu thích.

Tuần lễ áo dài cộng đồng được tổ chức thành công trong nhiều năm qua đã tạo hiệu ứng tuyên truyền, định hướng trong chuỗi các hoạt động thực hiện Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”. Đặc biệt, các hoạt động phong phú, sôi nổi diễn ra trong Tuần lễ áo dài cộng đồng đã huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa, thu hút sự quan tâm và tham gia tích cực của người dân và du khách, lan tỏa tình yêu đối với áo dài. Tà áo dài truyền thống đã dần trở thành trang phục phổ biến trong mọi không gian, sinh hoạt văn hóa lễ hội, công sở...
Tuần lễ áo dài cộng động đã góp phần khai thác thế mạnh, thương hiệu và giá trị văn hóa độc đáo của Áo dài Huế, nhằm đem lại lợi ích cho người dân và sự phát triển du lịch dịch vụ của Thừa Thiên - Huế cũng như khẳng định thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài”.
Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.
“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.
UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.
Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.
0