'Làn sóng' vốn đổ về start up công nghệ Việt

Làn sóng đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam đang khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực AI.

Đây là cơ hội để Việt Nam phát triển hệ sinh thái công nghệ số, hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với việc lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực.

Công ty Cổ phần Filum khởi nghiệp bằng việc phát triển Genetive AI và AI Agents – các nhân tố mới để hỗ trợ tăng hiệu suất làm việc. Những công nghệ này cho phép máy học từ dữ liệu có sẵn và tự động tạo ra nội dung mới, đồng thời tự động ra quyết định hành động. Nhận thấy tiềm năng, các quỹ đầu tư mới đây đã rót hơn 1 triệu USD vào startup này, cho thấy sức hút trên thị trường vốn bắt đầu dịch chuyển sang các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ.

Bà Phạm Ngọc Bích  - Giám đốc Tài chính & Đầu tư - Công ty Cổ phần Filum cho hay: “Sau khi nói chuyện và tiếp xúc với nhiều quỹ đầu tư trong khu vực và quốc tế thì chúng tôi nhận thấy khẩu vị của các nhà đầu tư đang chuyển hướng sang các start up công nghệ. Chúng tôi vừa hoàn thiện seed round, cũng là vòng gọi vốn đầu tiên của công ty với tổng giá trị là 1 triệu USD từ các nhà đầu tư Nextrans, VinVentures, TheVentures.”

Thực tế, trong năm 2024, các start up công nghệ Việt Nam đã huy động thành công 120 triệu USD, chiếm 1/4 tổng vốn đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp. Đây là tín hiệu cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là AI.

TS Armand Derhy - Giám đốc Trường Kinh doanh & Công nghệ Paris chia sẻ: “Cách đây 20 năm, chúng ta đã chứng kiến cuộc cách mạng Internet. Bây giờ, chúng ta đang nói về cuộc cách mạng AI. Thị trường Internet hiện nay có giá trị 8 nghìn tỷ USD, nhưng trong vòng 5 năm tới, thị trường AI dự kiến sẽ đạt 18 nghìn tỷ USD. Điều đó có nghĩa là AI sẽ tạo ra ảnh hưởng to lớn đến tất cả công dân, doanh nghiệp và các quốc gia trên toàn cầu.”

Các quốc gia dẫn đầu về công nghệ như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Singapore đều sở hữu thị trường vốn phát triển, từ đó tạo ra những “kỳ lân” – các công ty định giá hơn 1 tỷ USD. Tại Việt Nam, nếu được đầu tư bài bản, các doanh nghiệp công nghệ hoàn toàn có thể bứt phá, xây dựng hệ sinh thái AI mang bản sắc riêng và đóng góp mạnh mẽ cho nền kinh tế.

Ông André-Louis Rochet - Chuyên gia AI cho biết: “Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt AI. Tôi tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể tiến tới tự chủ AI trong vòng một vài năm tới. Dù là tự đào tạo AI từ đầu hay tận dụng các mô hình có sẵn, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra một hệ sinh thái AI của riêng mình. Việc tạo ra một AI cho chính các doanh nghiệp Việt, hiểu rõ ngôn ngữ, văn hóa và môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế.”

Tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ có ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số đạt tầm cỡ quốc tế. Với sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư hiện nay, cộng với những nỗ lực cải cách từ chính sách, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở thành trung tâm công nghệ số trong khu vực và thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Doanh thu từ thị trường trò chơi di động sẽ cán mốc 712 triệu USD vào năm 2029, dự báo ngành công nghiệp trò chơi điện tử trên mạng tại Việt Nam giai đoạn 2025-2030 tăng trưởng mạnh mẽ.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang nổi lên như một “trợ lý vạn năng”, giúp doanh nghiệp không chỉ cắt giảm chi phí mà còn nâng tầm hiệu suất trong nhiều công đoạn.

Ứng dụng AI trong khu vực công giúp tiết kiệm nguồn lực, thời gian, tăng hiệu quả công việc cho cá nhân cán bộ, công chức và cơ quan.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã hiện diện trong các lĩnh vực với nhiều hình thức, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nếu biết nắm bắt và tận dụng, đây sẽ là công cụ hữu hiệu để tạo nên sự đột phá trong nhiều hoạt động.

Với những lợi ích mà AI mang lại, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả thêm cho trải nghiệm mua sắm có tích hợp AI.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, công nghệ xanh không còn là xu hướng mà là giải pháp tất yếu, giúp Việt Nam đứng trước một bước ngoặt mới.