Lần đầu công bố hình hài điện Kính Thiên

“Giải mã bí ẩn kiến trúc điện Kính Thiên” là chủ đề cuộc trưng bày đang diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội, do Viện Nghiên cứu Kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức.

Hình thái kiến trúc điện Kính Thiên được Viện Nghiên cứu Kinh Thành phục dựng bằng công nghệ 3D, dựa trên nghiên cứu hiện vật khai quật.

Hình ảnh điện Kính Thiên phục dựng bằng công nghệ 3D.

Từ năm 2011 đến nay, đã có hàng chục cuộc khai quật khảo cổ diễn ra tại khu vực điện Kính Thiên.

Kết quả khai quật và nghiên cứu khảo cổ học cho thấy nhiều phát hiện mới giá trị, cung cấp thêm nhiều tư liệu khoa học tin cậy cho việc nghiên cứu phục dựng hình thái kiến trúc của điện Kính Thiên.

Phục dựng ngói rồng tại điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên là tòa điện thiết triều, nằm ở trung tâm Cấm thành của kinh đô Thăng Long thời Lê sơ.

Các nhà khoa học đã bước đầu phục dựng lại được hình thái của điện Kính Thiên. Đồng thời, các nghiên cứu so sánh cấu kiện gỗ và các loại ngói lợp mái cho thấy, kiến trúc điện Kính Thiên được thiết kế, xây dựng rất công phu, trang trí cầu kỳ và tráng lệ theo nghi thức cung đình với nhiều màu sắc lộng lẫy, mang vẻ đẹp quyền uy và thịnh vượng của vương triều, mang nét tương đồng với các cung điện nổi tiếng nhất ở Đông Á.

Nghiên cứu phục dựng hình thái kiến trúc của điện Kính Thiên.

Tại trưng bày lần này, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã giới thiệu đến công chúng các tư liệu, hiện vật, mô hình kiến trúc kết hợp với công nghệ trình chiếu mapping, media về thành tựu nghiên cứu giải mã hình thái kiến trúc điện Kính Thiên dựa trên kết quả nghiên cứu khảo cổ học, sử học và nghiên cứu so sánh với hệ thống kiến trúc cung điện cổ ở Đông Á.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025 đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc.

Đến với triển lãm “Đất và Người quê hương”, công chúng yêu mỹ thuật sẽ được chạm đến những miền ký ức của một thời chưa xa, khi chất quê được hiện hữu trong từng tác phẩm nghệ thuật ngay giữa lòng Hà Nội. “Đất và Người quê hương” là tên một cuộc triển lãm thú vị đang được trưng bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội.

87 bảo vật quốc gia liên quan Phật giáo lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm Vesak 2025, mang đến cơ hội chiêm ngưỡng hiếm có cho đông đảo phật tử.

Sau thời gian tạm hoãn, lễ chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ diễn ra từ 14h ngày 6/5 đến ngày 10/5 tại Việt Nam Quốc Tự, số 242-244 đường 3 tháng 2, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng đã cắt băng khánh thành, khai trương Trung tâm Báo chí và tổ chức buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 vào chiều ngày 2/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Dịp nghỉ lễ này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, một không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc với điểm nhấn là phiên chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao” được tái hiện, là dịp để người dân trải nghiệm những hoạt động của đồng bào dân tộc vùng cao ngay giữa Thủ đô.