Lãi suất cho vay còn có thể giảm
Mức lãi suất huy động hiện nay của nhiều ngân hàng thương mại đang thấp hơn cả giai đoạn COVID-19. Chỉ khoảng trên dưới 2%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Và 5%/năm cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Lãi suất huy động giảm là tiền đề để giảm lãi suất cho vay.
Khảo sát tại một số ngân hàng thương mại cho thấy, lãi suất cho vay tín chấp đang dao động ở mức 8,5 - 18%/năm, cho vay thế chấp từ 5,99 - 14%/năm.

Lãi suất cho vay tuy đã giảm, nhưng các doanh nghiệp vẫn mong muốn được tiếp cận mức lãi suất thấp hơn nữa để tiết giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh".
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, chỉ số thanh khoản của nhiều ngân hàng duy trì ở mức lành mạnh tính đến cuối năm 2023, đã tạo nền tảng tốt để các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới. Dư địa giảm thêm lãi suất cho vay vẫn có thể thực hiện được.

Ngoài những yếu tố trong nước thì việc Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể hạ lãi suất từ quý I/2024 như kỳ vọng, sẽ tạo tiền đề quan trọng để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có những cơ chế điều chỉnh lãi suất linh hoạt hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và kiểm soát lạm phát.


Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
Giá vàng trong nước ngày 19/4 bất ngờ lao dốc không phanh với mức giảm lên tới 8,5 triệu đồng/lượng so với mức đỉnh ngày 18/4, khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang.
Việt Nam đã chọn một lối đi riêng chưa từng có tiền lệ, đó là chỉ một trung tâm tài chính quốc tế nhưng đặt tại hai thành phố.
0