Kỳ thi năng lực tiếng Việt quốc tế tại Nhật Bản
Trong số các thí sinh tham gia có những người hiện đang học tập hoặc làm những công việc liên quan đến tiếng Việt, cần đánh giá năng lực trình độ ngôn ngữ. Song, có nhiều thí sinh cho biết, họ học tiếng Việt vì yêu quý đất nước, con người và ẩm thực Việt Nam.
Kỳ thi năng lực tiếng Việt quốc tế được chia thành 3 bậc theo khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ và 6 bậc theo tiêu chí phân loại trình độ được nêu trong thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Bài kiểm tra trình độ sơ cấp bao gồm hai phần nghe và đọc hiểu; trong khi trình độ trung cấp và nâng cao có bốn phần gồm: đọc hiểu, nghe hiểu, viết và nói.
Đây đã là năm thứ 8 kỳ thi này được tổ chức tại Nhật Bản. Thí sinh cao tuổi nhất tham dự kỳ thi có độ tuổi 70, là một người Nhật Bản. Còn thí sinh nhỏ tuổi nhất chỉ 8 tuổi, là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Việt Nam, được sinh ra và lớn lên tại Nhật Bản, đang học tiếng Việt tại trường Việt ngữ Cây tre.
Cuộc thi do Hiệp Hội VTS Japan tổ chức với sự đồng hành của Đại học Osaka, Trung tâm Việt Nam học, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản và Học viện Ngoại ngữ Kanda Tokyo.
Giáo sư Shimizu Masaaki, Trưởng Bộ môn tiếng Việt, Đại học Osaka, Chủ tịch Hội đồng thi cho biết: "Chúng tôi tổ chức kỳ thi năng lực tiếng Việt quốc tế từ năm 2020. Ở lần thi thứ 8, số thí sinh tăng lên khá nhiều, lứa tuổi của các thí sinh cũng rất đa dạng".
Theo Bà Lê Thương, Giám đốc Trung tâm Việt Nam học tại Osaka, Nhật Bản, Thành viên Hội đồng thi, việc có đa dạng thí sinh tham gia kỳ thi khiến những thành viên trong hội đồng thi cảm thấy rất hạnh phúc vì có thể lan toả văn hoá Việt Nam đến với người dân Nhật Bản.
Kỳ thi năng lực Tiếng Việt quốc tế được tổ chức định kỳ hàng năm với mong muốn là cầu nối ngôn ngữ trong bối cảnh Việt Nam - Nhật Bản nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Đề thi liên quan tới văn hóa, sinh hoạt, đời sống của Việt Nam giúp các thí sinh không chỉ hiểu tiếng Việt mà còn có kiến thức chung về Việt Nam.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0