Kinh tế xã hội Việt Nam đạt nhiều chỉ số tích cực
Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2025 tăng 3,63% so với cùng kỳ; lạm phát cơ bản tăng 3,07%. Thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối tương đối ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước tháng 1/2025 ước đạt 275,9 nghìn tỷ đồng, đạt 14% dự toán, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 134,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích cực. Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu năm đạt gần 10,7 nghìn doanh nghiệp, giảm 30,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong khi đó, có gần 22,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 65,2% so với cùng kỳ năm trước.


Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam.
Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).
Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.
Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.
Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.
Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, do khó đáp ứng được các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo.
0