Kinh tế toàn cầu rủi ro trước chính sách thuế của Mỹ

Giới phân tích cảnh báo chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, gia tăng rủi ro lạm phát và gây bất ổn trên thị trường tài chính.

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru khẳng định sẽ tìm mọi biện pháp để thuyết phục Washington rằng, chính sách tăng thuế sẽ không mang lại lợi ích cho nền kinh tế lớn nhất thế giới. Phát biểu trước Quốc hội ngày 28/3, ông Ishiba nhấn mạnh kế hoạch thuế quan của Mỹ sẽ gây "tác động cực kỳ lớn" đối với nền kinh tế nước này.

"Chúng ta phải cân nhắc phản ứng thích hợp đối với thông báo từ phía Mỹ. Tất nhiên, mọi phương án đều có thể được cân nhắc", Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru khẳng định.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã cảnh báo ảnh hưởng tiêu cực của chính sách thuế mới từ Washington, đồng thời quyết định duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức 0,5% trước sự bất ổn ngày càng tăng trong chính sách thương mại của Mỹ.

Tại Hàn Quốc, Viện Chính sách Kinh tế quốc tế nước này nhận định xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng có thể gây áp lực lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát tăng cao và tỷ giá hối đoái bất ổn. Trên đường phố, người dân Thủ đô Seoul bày tỏ rằng, mức thuế đánh vào ngành công nghiệp ô tô, lĩnh vực xuất khẩu quan trọng của Hàn Quốc có thể gây ra nhiều bất ổn.

Anh Kim Sang Soo cho biết: "Hãng ô tô Hyundai vừa đưa ra lời hứa đầu tư lớn vào Mỹ, nhưng nếu Washington tiếp tục các động thái đơn phương như thế này thì sẽ gây nguy hiểm hơn nữa cho ngành sản xuất của Hàn Quốc, vốn đang phải đối mặt nhiều khó khăn".

Trong khi đó, chính phủ Brazil cảnh báo thương mại toàn cầu đang có nguy cơ bị "vũ khí hóa", sau những chính sách thuế gây tranh cãi của Mỹ. Các quan chức Brazil dự đoán hệ thống thương mại toàn cầu sẽ còn gặp nhiều thách thức, trước khi có thể tìm ra giải pháp ổn định. Do đó, Brazil sẽ tiếp tục tìm kiếm các liên minh thương mại mới và thúc đẩy các quy tắc thương mại minh bạch dựa trên luật pháp quốc tế.

"Ngày Giải phóng" - theo cách gọi của ông Trump - sẽ đến vào ngày 2/4 và có thể mang đến một đợt thuế quan mới. Từ khi nhậm chức, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố áp thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Lý do ông Trump đưa ra cũng rất đa dạng, từ kiểm soát biên giới; chống buôn bán ma túy; thuế VAT; thâm hụt thương mại; đến cả thương vụ mua lại nền tảng TikTok. Điều này không chỉ tạo nên sự bất ổn đối với thị trường tài chính mà còn dẫn tới những rủi ro về đầu tư trong bối cảnh đối với hầu hết các nước. Trả đũa không phải lựa chọn khả thi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.