Khủng hoảng rác thải nhựa tại Philippines
Chị Gemma Gerolaga, 48 tuổi, một người tiêu dùng thu nhập thấp ở Phillipines, thường bắt đầu ngày mới bằng việc pha một gói cà phê hòa tan lấy từ cửa hàng tạp hóa của mình. Được gọi là "sachet" (gói nhỏ), đây là những gói sản phẩm giá rẻ phù hợp cho những người thu nhập thấp như chị Gerolaga. Mỗi ngày, gia đình chị tích lũy được một bao rác nhựa từ các gói dầu gội, kem đánh răng, bột giặt, cà phê và các loại gia vị khác, cả từ những gì họ tiêu thụ và các mặt hàng bán ra từ cửa hàng mà chị kinh doanh hơn 10 năm qua.
Chị Gemma Gerolaga chia sẻ: "Đối với nhiều người dân Philippines sống bằng mức lương tối thiểu hàng ngày là 650 peso (khoảng 275 nghìn đồng), việc sử dụng những gói nhỏ dùng một lần là lựa chọn duy nhất giúp chúng tôi duy trì cuộc sống".
Tuy nhiên, các gói này cũng đã góp phần thúc đẩy cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu. Được làm từ các lớp nhựa và nhôm, các gói nhỏ này gần như không thể tái chế và không phân hủy sinh học. Chúng làm các bãi rác ở các khu chung cư đầy lên, làm tắc nghẽn đường thủy và gây hại cho các loài động vật hoang dã.
Chị Gemma Gerolaga cho biết: "Tôi đồng ý rằng nhựa gây hại cho môi trường, chúng là nguyên nhân chính gây ngập lụt và ô nhiễm. Nhưng những người bình thường và bị thiệt thòi như chúng tôi có sự lựa chọn nào khác? Những gói nhỏ là tất cả những gì chúng tôi có thể đủ tiền mua".
Philippines là quốc gia đứng đầu thế giới về lượng rác thải nhựa thải ra đại dương, chiếm 36% tổng lượng rác thải toàn cầu. Luật pháp về chất thải rắn ở Philippines chưa được thực thi hiệu quả và quốc gia này không quản lý việc sản xuất bao bì.
Theo một nghiên cứu năm 2019 của tổ chức quốc tế về môi trường Global Alliance for Incinerator Alternatives (GAIA), hơn 163 triệu gói nhỏ được sử dụng mỗi ngày ở Philippines, nhiều trong số đó bị cuốn trôi ra biển qua các con sông đầy rác thải chảy qua các thành phố đông đúc như Manila.


Giới chức Ấn Độ cho biết ít nhất 11 người đã thiệt mạng trong vụ sập một tòa chung cư ở vùng ngoại ô Thủ đô New Delhi, vào sáng sớm 19/4 theo giờ địa phương.
Vòng đàm phán cấp cao thứ hai giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân của Tehran đã kết thúc tại Rome, Italy, với tín hiệu tích cực nhưng thận trọng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
0