Không được chia lô, bán shophouse tại các cụm công nghiệp

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1188/UBND-KTN về việc tăng cường công tác chấp hành quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai và đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

UBND Thành phố thống nhất với đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về các thành phần đất, chức năng công trình được phép bố trí trong các cụm công nghiệp.

Theo tiêu chuẩn hiện hành, các thành phần đất bố trí trong cụm công nghiệp bao gồm: Đất xây dựng các công trình giao thông lớn hơn hoặc bằng 10%; đất cây xanh lớn hơn hoặc bằng 10%; đất hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, nước, xử lý nước thải...) lớn hơn hoặc bằng 1%; đất khu sản xuất (nhà máy, xí nghiệp) 65-70%. Đáng lưu ý công trình công cộng phục vụ chung không được phép chia nhỏ các lô dưới dạng nhà ở riêng lẻ, biệt thự, nhà ở liền kề, nhà thương mại liên kề (shophouse).

Các cụm công nghiệp cần tăng cường quản lý quy hoạch

Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hà Nội cũng đề nghị UBND các quận, huyện đảm bảo, tránh tình trạng phân lô, chia nhỏ và lợi dụng chia lô, bán nền, sử dụng đất sai mục đích tại các ô đất dịch vụ hỗ trợ trong các cụm công nghiệp.

Thời gian qua, Bản tin Nhà đất và Đầu tư cũng đã có thông tin cảnh báo về những chiêu trò rao bán shopphouse tại hai cụm công nghiệp là Kim Bài và Phương Trung thuộc huyện Thanh Oai, dù loại hình này không có trong quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp.

Trước những thủ đoạn tinh vi nhằm lừa đảo, chiếm đoạt như trên người dân cần cẩn trọng, tuyệt đối không giao dịch nếu nhà đất không có đầy đủ giấy tờ, pháp lý. Ngoài ra cần tìm hiểu thông tin chính thức từ các cơ quan, đơn vị Nhà nước và chủ đầu tư dự án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.

Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.