Khó chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội

Việc chuyển đổi nhà tái định cư, nhà ở sinh viên sang làm nhà ở xã hội nhận được sự đồng thuận cao, nhưng đến nay, kết quả không như mong muốn.

Chuyển đổi nhà tái định cư, nhà ở sinh viên sang làm nhà ở xã hội từng được xem là giải pháp trúng “hai đích”: vừa tăng nguồn cung nhà ở xã hội, vừa tránh lãng phí tài sản công. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng này có kết quả không như mong đợi. Nguyên nhân do cơ chế, chính sách và thủ tục chuyển đổi.

Dù nhận được đồng thuận cao nhưng nhiều tháng sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vẫn chưa có tòa nhà tái định cư nào được chuyển đổi. Khó khăn dễ nhìn thấy là về diện tích xây dựng. Theo quy định, nhà ở xã hội có tiêu chuẩn xây dựng không quá 70 m², nhưng lại có tới gần 70% căn hộ tái định cư có diện tích lớn hơn.

Ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành - cho hay: "Theo quy định, nhà ở xã hội có diện tích tối đa 70 m² nhưng nhà tái định cư thường có diện tích lớn hơn rất nhiều. Vậy nên khi chuyển đổi mục đích là rất khó".

Nhà tái định cư được xây dựng bằng ngân sách chịu sự quản lý của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Vậy nên, muốn chuyển đổi sang nhà ở xã hội để bán cần phải được định giá. Nhưng thực tế, chưa có quy định rõ ràng để các tổ chức thẩm định giá có đủ cơ sở pháp lý thực hiện.

KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội - chia sẻ: "Việc chuyển vốn ngân sách có một quy trình khá chặt chẽ và phức tạp, cho nên cũng không thể nào dễ dàng chuyển đổi được".

Ngoài ra, nhiều người có nhu cầu mua nhà cũng lo lắng về thời hạn nhà chung cư, tuổi thọ nhà, những tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng cho nhà ở xã hội.

Phát triển nhà ở xã hội là chủ trương đầy nhân văn khi chạm đến mơ ước an cư lạc nghiệp. Khó khăn trong chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội chỉ là một ví dụ khiến nguồn cung nhà ở xã hội năm 2024 chỉ đạt được 16% kế hoạch đề ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.