Khi nghệ thuật kể chuyện của di tích

Nhiều di tích, ngôi đình nằm sâu trong những ngõ nhỏ, đã dần phôi pha, mờ nhạt nhưng chính nghệ thuật đã giúp những di tích này tìm lại hơi thở của mình, kể lại những câu chuyện huyền thoại một cách sinh động.

Phố cổ Hà Nội, với những con phố nghề đặc trưng, không chỉ là nơi lưu giữ ký ức mà còn là chứng nhân sống động của văn hóa truyền thống. Người dân từ các làng nghề, khi về với Thăng Long - Kẻ Chợ, đã xây dựng những ngôi đình thờ tổ nghề, tạo nên dấu ấn sâu đậm trong lịch sử nơi đây.

Triển lãm nghệ thuật “Sắc lụa” vừa được tổ chức tại ngôi đình cổ Yên Thái, nằm trong dự án “Chuyện đình trong phố” do UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp cùng các nghệ sĩ tổ chức. Qua đó, hơn 20 tác phẩm của nhóm tác giả trẻ “từ truyền thống tới truyền thống” như một nỗ lực viết tiếp câu chuyện sáng tạo nghệ thuật nhằm tôn vinh giá trị của nghề dệt lụa do công đức truyền dạy của Nguyên phi Ỷ Lan cho dân làng Yên Thái xưa kia.

Chị Trần Thị Hội, thành viên nhóm “từ truyền thống tới truyền thông” chia sẻ: “Khi tôi đến đình Yên Thái, đây là một nơi hội tụ rất nhiều những yếu tố về cuộc đời, con người, bước ngoặt của Nguyên phi Ỷ Lan. Tôi được cụ Từ giới thiệu đây là nơi mà bà dạy cho các cung nhân làm nghề dệt lụa và đó chính là cảm hứng làm nên tác phẩm của tôi khi mà khắc họa hình ảnh một người phụ nữ toàn bộ bằng chất liệu vải lụa".

Các tác phẩm nghệ thuật được sáng tác trên chất liệu lụa cho thấy khả năng biến hóa huyền ảo của một chất liệu truyền thống khi được sử dụng trong nghệ thuật tạo hình. Đặc biệt chúng còn được đặt để tương tác trong một không gian kiến trúc lịch sử, gắn với câu chuyện của nghề tơ lụa xa xưa.

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn - Giám tuyển dự án “Chuyện đình trong phố” cho hay: “Không gian ở đây không phải là một không gian trong bảo tàng mà chúng tôi sẽ phải nương theo địa hình, có thể nhiều khi là tận dụng một cái ngõ, tận dụng một bức tường gỗ để dựng lên một không gian có thể trưng bày tác phẩm, thậm chí là có những không gian bất lợi thì có thể cải tiến lại thành một không gian có thể sắp đặt được".

“Chuyện phố Hàng”, một câu chuyện đầy cảm hứng, cũng được xây dựng từ những hình ảnh sống động và những câu chuyện thú vị về Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, làm cho không gian nơi đây trở nên nhộn nhịp và cuốn hút hơn bao giờ hết.

Chương trình nghệ thuật thực cảnh "Chuyện phố Hàng" không chỉ mang đến cho khách tham quan một trải nghiệm đặc biệt, mà còn khiến họ như được sống lại trong không khí của những năm 50 - 60 của thế kỷ trước. Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, với vẻ đẹp cổ kính và đậm dấu ấn thời gian, như cũng góp phần vào việc kể lại câu chuyện lịch sử của mình một cách sinh động, và đầy cảm xúc.

Bà Trần Thị Thuý Lan, Phó Trưởng Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết: "Mong muốn của phía ban quản lý cũng như là các đơn vị phối hợp là sẽ bảo tồn được giá trị di sản nghề truyền thống, đồng thời cũng muốn đưa đến du khách nhiều hơn nữa những nội dung liên quan đến những phố hàng hiện hữu còn ở trong khu phố cổ Hà Nội hoặc những phố hàng mà đã bị mai một. Chúng tôi cũng mong muốn là với những nội dung hoạt động như thế này sẽ được triển khai nhiều hơn nữa như là một mô hình để về sau những điểm di sản của khu phố cổ Hà Nội cũng như là các trung tâm văn hóa sẽ có nhiều những tour hoặc nhiều những chương trình thực cảnh để mà giới thiệu tới du khách trong công tác bảo tồn những giá trị di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể của khu di sản quốc gia".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.