Hy Lạp mua 16 tên lửa Exocet từ Pháp

Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikos Dendias ngày 14/4 cho biết, nước này đã ký thỏa thuận mua 16 tên lửa chống hạm Exocet do Pháp sản xuất.

Lễ ký kết diễn ra tại Athens trong khuôn khổ chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu. Giá trị của hợp đồng không được tiết lộ. Đây là một phần trong chương trình tăng cường năng lực quân sự trị giá 25 tỷ euro của Hy Lạp, tiếp nối hiệp ước quốc phòng song phương ký với Pháp năm 2021.

Trước đó, Athens đã mua ba khinh hạm và khoảng 24 máy bay chiến đấu Rafale từ Paris. Theo kế hoạch, Hy Lạp sẽ mua thêm khinh hạm Belharra thứ tư và tên lửa hành trình từ Pháp.

Giới phân tích nhận định, các động thái này nhằm đối phó với những thách thức an ninh trong khu vực và cân bằng sức mạnh với Thổ Nhĩ Kỳ - đối thủ truyền thống của Hy Lạp ở khu vực Đông Địa Trung Hải.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.

Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.

Việc Mỹ rút quân khỏi Syria phản ánh sự thay đổi môi trường an ninh ở quốc gia này kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12/2024, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tòa án Tối cao Mỹ đã ban hành lệnh tạm hoãn trục xuất nhóm người nhập cư đến từ Venezuela.

Giới chức Israel cho biết, nước này không loại trừ khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran trong những tháng tới, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lưu ý với Thủ tướng Israel Netanyahu rằng, Mỹ hiện không muốn ủng hộ động thái như vậy.