Đức cạn kiệt 'lá chắn thép' Patriot để viện trợ cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 11/4 tuyên bố, Berlin hiện không thể cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine vì đã cạn vũ khí đánh chặn này.

Tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc họp của nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine tại trụ sở của NATO ở Brussels, Bỉ. Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết, hiện nước này cũng đang phải chờ nhà thầu Raytheon cung cấp thêm hệ thống Patriot trong những năm tới, bắt đầu từ năm 2027. Mặc dù vậy, ông cũng trấn an Kiev rằng, Đức có kế hoạch phân bổ hơn 11 tỷ euro (tương đương khoảng 12,4 tỷ USD) viện trợ quân sự cho nước này đến năm 2029. Tuy lý do Đức ngừng viện trợ hệ thống Patriot cho Ukraine đã được Bộ trưởng Quốc phòng Đức tuyên bố khá rõ ràng, nhưng theo tiết lộ của Viện Kinh tế thế giới Kiel, nhiều khả năng nguyên nhân thực sự là do ngân sách của chính phủ Đức ngày càng eo hẹp.

Patriot là hệ thống phòng thủ tên lửa và không quân dẫn đường đất đối không hiện đang được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm một số quốc gia NATO (Đức, Hy Lạp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Mỹ).

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Patriot được tập đoàn Raytheon Mỹ phát triển để thay thế hệ thống phòng không tầm trung và tầm cao Nike Hercules và hệ thống phòng không chiến thuật tầm trung MIM -23 Hawk. Patriot là viết tắt của radar theo dõi mảng pha để đánh chặn mục tiêu - có chức năng chống lại các mối đe dọa trên không - hệ thống tích hợp phòng thủ tên lửa và phòng không, được mệnh danh “Lá chắn thép”.

Hệ thống phòng không Patriot của Đức. Ảnh: Getty.

Các hệ thống phòng không Patriot đầu tiên được lực lượng Mỹ triển khai vào giữa những năm 1980. Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, hệ thống này đã được sử dụng để phòng thủ chống lại mối đe dọa tên lửa Scud của Iraq. Hệ thống Patriot đã được phát triển qua nhiều năm khi mối đe dọa thay đổi và công nghệ đã tiến bộ. Các phiên bản Patriot hiện tại được trang bị tên lửa đánh chặn tiên tiến và hệ thống radar hiệu suất cao.

Các đặc điểm đáng chú ý của hệ thống Patriot bao gồm thời gian phản ứng ngắn, khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, khả năng cơ động trên mặt đất tốt và khả năng chống nhiễu điện tử.

Các hệ thống Patriot có bốn chức năng hoạt động: thông tin liên lạc, chỉ huy và kiểm soát, giám sát radar và dẫn đường tên lửa. Một khẩu đội có 6 thành phần chính: một trung tâm cung cấp điện, bộ radar, một trạm kiểm soát giao tranh, các trạm phóng, nhóm cột ăng ten và các tên lửa đánh chặn.

Bộ radar cung cấp khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu cũng như kiểm soát hỏa lực. Radar mảng pha giúp dẫn đường cho các máy bay đánh chặn đến mục tiêu và có khả năng chống nhiễu.

Trạm kiểm soát giao tranh tính toán quỹ đạo cho các máy bay đánh chặn và kiểm soát trình tự phóng. Trạm này liên lạc với các trạm phóng và các khẩu đội Patriot khác. Đây là trạm duy nhất có người điều khiển trong đơn vị hỏa lực Patriot.

Các trạm phóng có vai trò bảo vệ tên lửa đánh chặn và cung cấp nền tảng cho hoạt động phóng tên lửa, trong khi nhóm cột ăng ten là xương sống truyền thông chính cho đơn vị Patriot.

Các tên lửa đánh chặn trong hệ thống Patriot gồm có PAC-2 là tên lửa nhiệt hạch cận đích, và PAC-3 được thiết kế riêng để đánh chặn và phá hủy tên lửa bằng cách tác động trực tiếp với năng lượng động học. Tên lửa sau khi được Patriot phóng đi sẽ được theo dõi bởi bộ radar mảng pha. Khi tên lửa đánh chặn tiếp cận mục tiêu, đầu dò chủ động của hệ thống sẽ điều khiển tên lửa đến mục tiêu. Tên lửa Patriot PAC-2 sẽ phát nổ ở gần tên lửa đe dọa trong khi PAC-3 sẽ tìm cách tác động vào đầu đạn của tên lửa đạn đạo đe dọa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, đồng USD cũng sụt giảm trong phiên giao dịch sáng 21/4.

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 21/4. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 20/4 đã đề xuất Nga ngừng toàn bộ các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự trong thời gian ít nhất 30 ngày.

Số người thiệt mạng trong vụ không kích mới của Mỹ nhằm vào một khu chợ đông đúc ở thủ đô Sanaa (Yemen) vào tối 20/4 đã tăng lên 12 người, trong khi ít nhất 30 người khác bị thương.

Tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran về giải pháp cho vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đã tiến triển thuận lợi cho dù những gì đạt được mới chỉ là những bước đi dò dẫm ban đầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa tiếp tục dính nghi vấn lộ kế hoạch mật liên quan tới các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong cuộc trò chuyện trên nhóm trò chuyện Signal.