Phương Tây tăng tốc viện trợ quân sự cho Ukraine
Cuộc họp do Anh và Đức chủ trì.
Trước cuộc họp, Anh và Na Uy đã công bố gói viện trợ quân sự trị giá hơn 580 triệu USD dành cho Ukraine, bao gồm hàng trăm ngàn máy bay không người lái, hệ thống radar, mìn chống tăng, cùng với các hợp đồng bảo trì xe bọc thép cho tiền tuyến.
Đức thông báo sẽ viện trợ thêm 4 hệ thống IRIS-T và 30 tên lửa dùng cho Patriot. Estonia cũng tích cực theo dõi thị trường vũ khí toàn cầu để tìm nguồn cung bổ sung.
Không chỉ dừng lại ở những gói viện trợ riêng lẻ, Liên minh châu Âu (EU) cũng cho thấy quyết tâm mạnh mẽ trong việc hỗ trợ Ukraine. Theo người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, bà Kaja Kallas, các nước châu Âu đến nay đã cam kết hơn 23 tỷ euro (tương đương hơn 26 tỷ USD) cho viện trợ quân sự trong năm 2025, vượt mức của cả năm ngoái.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov khẳng định, ưu tiên hàng đầu hiện nay là củng cố hệ thống phòng không, đặc biệt là các tổ hợp tên lửa Patriot - loại vũ khí được xem là hiệu quả nhất để đánh chặn tên lửa đạn đạo của Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Ukraine cần ít nhất 10 hệ thống Patriot.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Nga đang chiếm ưu thế trên chiến trường và được cho là sắp mở thêm một đợt tấn công mới trong vài tuần tới nhằm gia tăng áp lực và củng cố vị thế trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Trong diễn biến liên quan, sau cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng thuộc "liên minh tự nguyện" gồm 30 quốc gia (chủ yếu là thành viên EU và NATO) đã kết thúc trong sự bất đồng về việc triển khai lực lượng đến Ukraine. Hiện chỉ có 6 nước cam kết sẽ triển khai binh sĩ tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình với Nga. Các nước bao gồm Anh, Pháp và ba quốc gia vùng Baltic: Estonia, Latvia, Lít-va, đã chính thức đưa ra cam kết. Quốc gia thứ sáu hiện chưa được tiết lộ.


Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách sa thải Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, thông tin được Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng Kevin Hassett tiết lộ với báo chí ngày 18/4.
Ngày 18/4, Nhà Trắng đã ra mắt một trang web mới ủng hộ cho lý thuyết rằng virus corona gây ra đại dịch Covid-19 là một tác nhân gây bệnh do con người tạo ra và bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm về bệnh truyền nhiễm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine ngày 18/4 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép ngay lập tức để chấm dứt hoàn toàn lệnh phong tỏa Dải Gaza được Israel áp đặt từ ngày 2/3.
Mỹ đang đối mặt với đợt bùng phát bệnh sởi nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua, khi đã có ít nhất 800 ca mắc được ghi nhận tại 24 bang của nước này, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Các cuộc đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản và Mỹ bước đầu đã có tiến triển tích cực, làm cơ sở để có các cuộc thảo luận sâu hơn vào cuối tháng này.
Mỹ đang cân nhắc công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crimea như một phần trong khuôn khổ thỏa thuận hòa bình với Ukraine, trang Bloomberg đưa tin.
0