Hơn 15.000 nhà dân ở Quảng Bình ngập sâu trong nước
Huyện Lệ Thủy là địa phương có số nhà ngập nhiều nhất với hơn 10.600 nhà, huyện Quảng Ninh hơn 4.000 nhà và thành phố Đồng Hới 370 nhà bị ngập sâu trong nước . Ngoài ra nước lũ cũng khiến 374 ha hoa màu, rau màu bị ngập nước, thiệt hại 100ha diện tích nuôi cá – lúa, nuôi hồ mặt nước.
Để ứng phó với ngập lụt, chính quyền địa phương các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch đã di dời hơn 150 hộ dân với gần 600 nhân khẩu đến nơi an toàn. Ngoài ra tại các xã, thị trấn vùng thấp trũng các hộ đã di dời nội bộ từ hộ nhà thấp sang nhà kiên cố, cao tầng.
Hiện nhiều ngầm tràn tại Quốc lộ 9B, 9C, quốc lộ 15 bị ngập sâu, một số điểm ngập cục bộ khiến các phương tiện không thể lưu thông. Các đơn vị đã cắt cử lực lượng trực gác cảnh báo không để người dân đi qua khu vực nguy hiểm.
Tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các đơn vị, địa phương huy động lực lượng 4 tại chỗ kịp thời sơ tán, ứng cứu người dân nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do mưa lũ gây ra.


Thời tiết Hà Nội ngày 21/4 được dự báo có nắng nóng vào ban ngày; chiều tối và đêm khả năng xuất hiện mưa rào và dông, nhiệt độ giảm còn từ 25 - 27 độ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, chậm nhất đến ngày 19/12 năm nay phải hoàn thành dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.
0