Học tập suốt đời là nền tảng của phát triển

Hà Nội không chỉ giữ vai trò trung tâm chính trị - kinh tế của cả nước mà còn đang vươn mình trở thành một đô thị tri thức, hiện đại và bền vững.

Việc tham gia Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu" của UNESCO không chỉ giúp Hà Nội khẳng định vị thế trên bản đồ giáo dục thế giới, mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này, sự chung tay của toàn xã hội là yếu tố quyết định. Chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức và mỗi người dân đều có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thành phố - nơi học tập suốt đời trở thành nền tảng phát triển.

Hàng tuần, các cư dân tại khu dân cư số 7 (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) lại cùng nhau đọc sách tại Nhà sinh hoạt cộng đồng. Tủ sách cộng đồng tại đây được xây dựng chưa lâu, nhưng đã có hơn một nghìn đầu sách, báo các loại, phục vụ cho không chỉ cư dân lớn tuổi mà cả các em nhỏ trong dịp nghỉ hè.

Tại thị trấn Quốc Oai, bà con nông dân thôn Đình Tổ đã chuyển đổi hiệu quả từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa. Đây là kết quả từ sự phối hợp giữa Chi hội khuyến học với Hợp tác xã, nhằm tuyên truyền về chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phổ biến, tập huấn các kiến thức khoa học nâng cao năng suất. Nhờ vậy, đời sống của bà con có nhiều khởi sắc.

Những mô hình học tập như trên đã tạo sự chuyển biến nhận thức trong các tầng lớp nhân dân về học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Nhiều mô hình học tập được nhân rộng, tạo khí thế thi đua trong các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị và xuất hiện nhiều các gương học tập tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Bà Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam - cho biết: "Muốn xây dựng xã hội học tập, muốn thực hiện tốt khuyến học, khuyến tài, đẩy mạnh học tập suốt đời và tự học là cốt theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải có sự cam kết của lãnh đạo các cấp về việc thực hiện khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập suốt đời. Ở nước Việt Nam, đó là cam kết của Đảng, cam kết của Chính phủ và các cấp ủy Đảng, các cấp Chính quyền từ Trung ương đến địa phương”.

Có thể thấy, việc học tập không chỉ dành riêng cho học sinh, giáo viên mà cần lan tỏa đến mọi tầng lớp trong xã hội như một nhu cầu tự thân. Đây chính là con đường để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, nơi tri thức trở thành nền tảng cho sự tiến bộ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.