Học sinh Trung học cơ sở tại TP.HCM được miễn học phí

Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM tại Kỳ họp thứ 13 khóa X (kỳ họp cuối năm) vừa thông qua Nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố năm học 2023 - 2024. Trong đó, học sinh bậc Trung học cơ sở sẽ được hỗ trợ 100% (tức miễn học phí).

Theo Nghị quyết, năm học 2023 - 2024, TP.HCM chính thức miễn học phí cho học sinh bậc Trung học cơ sở (THCS), các cấp học còn lại (trừ tiểu học) sẽ được hỗ trợ từ 100.000 – 120.000 đồng/tháng theo gói kinh phí hỗ trợ 1.847 tỷ đồng vừa được HĐND TP.HCM thông qua.

Đối với bậc nhà trẻ, mẫu giáo, khu vực I cha mẹ sẽ đóng thêm 160.000 - 200.000 đồng/tháng; khu vực II, thành phố không hỗ trợ, mức đóng là 100.000 - 120.000 đồng/tháng. Riêng bậc tiểu học, học sinh được miễn học phí được quy định tại Luật Giáo dục. Thời gian áp dụng miễn giảm học phí: năm học 2023 – 2024 bắt đầu từ tháng 9/2023 từ nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách thành phố theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Mức hỗ trợ học phí ở các bậc học tại TP.HCM

Đặc biệt, trẻ mầm non ở xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ được hỗ trợ tiền đò và ăn trưa, ngoài chế độ hỗ trợ chung theo quy định. Cụ thể, được hỗ trợ tiền ăn trưa 160.000 đồng/tháng; tiền đò và ăn trưa cho học sinh cư trú tại ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An (gồm cả 3 bậc học phổ thông) là 990.000/học sinh/tháng. Thời gian áp dụng từ 01/01/2024 và không quá 9 tháng/năm học.

Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến là 1.847 tỷ đồng; trong đó, chi miễn học phí bậc trung học cơ sở là 1.108 tỷ đồng (gồm công lập 1.042 tỷ đồng, ngoài công lập 66 tỷ đồng). Khu vực I (thành thị) gồm TP. Thủ Đức và các quận nội thành; khu vực II (nông thôn) là 5 huyện gồm Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Trước đó, UBND TP.HCM đã có tờ trình đề nghị HĐND TP chi 1.847 tỷ đồng để hỗ trợ học phí nhằm chia sẻ gánh nặng với các bậc cha mẹ khi kinh tế khó khăn, trong đó học sinh trung học cở sở được hỗ trợ 100%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.