Hoa Kỳ khởi động Chương trình Phái đoàn giáo dục đại học
Hơn 40 lãnh đạo cấp cao từ 21 trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ sẽ tham gia chuyến khảo sát kéo dài 5 ngày tại Việt Nam (từ 31/3 - 4/4) nhằm thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới và tăng cường hợp tác học thuật với các đối tác Việt Nam.
Phái đoàn giáo dục đại học đại diện cho các cơ sở giáo dục công lập và tư thục danh tiếng của Hoa Kỳ tại 17 bang, bao gồm các trường đại học nghiên cứu và cao đẳng cộng đồng. Đoàn sẽ tìm hiểu hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam thông qua các chuyến thăm trường, sự kiện kết nối và các cuộc gặp gỡ các bên liên quan trong chính phủ và khu vực tư nhân.
Trong năm học 2023-2024, hơn 30.000 sinh viên Việt Nam đã theo học tại các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ, đóng góp hơn 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
“Trong bối cảnh kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam, Phái đoàn giáo dục đại học Hoa Kỳ tại Việt Nam là minh chứng cho việc Hoa Kỳ thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Việc mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục là yếu tố then chốt cho sự thành công của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Bằng cách kết nối các trường đại học hàng đầu của cả hai quốc gia, chúng ta đang mở ra những cơ hội mới để sinh viên và các nhà nghiên cứu phát triển mạnh mẽ tại cả hai nước”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Marc E. Knapper nhấn mạnh.

“Hợp tác giáo dục đại học giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang lại những cơ hội kinh tế to lớn và cùng có lợi. Các nhà nghiên cứu từ hai nước có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực STEM và xây dựng các chương trình đào tạo nhằm giúp sinh viên chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai”, ông Jason Czyz, Chủ tịch Viện Giáo dục Quốc tế cho biết.
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho biết, chương trình Hợp tác Học thuật Quốc tế tại Việt Nam đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong việc mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường trao đổi sinh viên, giảng viên giữa hai quốc gia.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0