Hàn Quốc kêu gọi Mỹ ngừng gắn nhãn 'quốc gia nhạy cảm'
Lời kêu gọi trên được đưa ra sau khi Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) chỉ định Hàn Quốc là quốc gia “nhạy cảm”.
Tuyên bố sau cuộc họp với các bộ trưởng trong nội các, quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok cũng kêu gọi các cơ quan của nước này tích cực thúc đẩy sự hiểu biết với Washington.
Hiện Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk-geun đang thúc đẩy kế hoạch đến thăm Mỹ trong tuần này để gặp Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright với mục tiêu đề nghị Washington đưa Seoul ra khỏi danh sách các quốc gia nhạy cảm trong lĩnh vực năng lượng.

Trước đó, vào hôm 14/3, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) thông báo đã thêm Hàn Quốc vào danh sách “quốc gia nhạy cảm”, một động thái có thể cản trở công nghệ tiên tiến và hợp tác năng lượng hạt nhân giữa các đồng minh. DOE không giải thích lý do cho quyết định theo dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/4 tới.
Theo trang web của DOE, các quốc gia có thể xuất hiện trong danh sách quốc gia nhạy cảm vì những lý do như an ninh quốc gia, không phổ biến vũ khí hạt nhân, bất ổn khu vực, đe dọa đến an ninh kinh tế quốc gia hoặc hỗ trợ khủng bố.
Mặc dù DOE đảm bảo rằng, hợp tác song phương không bị ảnh hưởng, song các chính trị gia ở Seoul đã đổ lỗi cho nhau về động thái này. Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập chính Lee Jae-myung đã chỉ trích chính phủ khi gọi động thái của Mỹ là "thất bại ngoại giao hoàn hảo" đối với Hàn Quốc, đồng thời bày tỏ lo ngại có thể hạn chế sự hợp tác giữa hai nước đồng minh trong lĩnh vực công nghệ cao.
Bỏ qua lời chỉ trích, đảng Quyền lực Nhân dân đã kêu gọi "triển khai mọi nỗ lực ngoại giao để đảo ngược việc chỉ định trước khi có hiệu lực vào ngày 15/4", nhấn mạnh "phản ứng toàn diện" cho mục đích đó.
Vào thời điểm quan trọng đối với quan hệ đồng minh Washington-Seoul, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã hủy bỏ kế hoạch thăm Hàn Quốc vào cuối tháng này vốn được thiết kế trong khuôn khổ chuyến công du Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức. Ông Hegseth sẽ chỉ đến thăm các căn cứ quan trọng của Mỹ tại Guam và Hawaii cũng như các đồng minh như Nhật Bản và Philippines.
Việc ông Hegseth hủy chuyến đi tới Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị tại đây tiếp tục bất ổn sau tuyên bố thiết quân luật bất thành của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào ngày 3/12/2024. Người tiền nhiệm của ông Hegseth là ông Lloyd Austin cũng đã hủy bỏ kế hoạch thăm Hàn Quốc vào tháng 12 năm ngoái.


Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
0