Hài độc thoại, món ăn tinh thần mới lạ của giới trẻ

Hài độc thoại nổi tiếng trên thế giới nhưng lại khá lạ lẫm tại Việt Nam. Vài năm gần đây, thể loại hài độc đáo này bắt đầu đến gần hơn với khán giả Việt Nam và trở thành món ăn tinh thần của giới trẻ.

Hài độc thoại (tên tiếng Anh: Stand-up comedy) là thể loại hài kịch trong đó nghệ sĩ biểu diễn một mình và trực tiếp trước khán giả. Họ có thể kể chuyện, pha trò, độc thoại hài hước, thậm chí hát và làm ảo thuật mà không cần sự hỗ trợ của trang phục hay đạo cụ khác.

Đây là thể loại hài rất phổ biến và được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, châu Âu. Ronny Chieng, Ali Wong, Kevin Hart, Jerry Seinfeld, Woody Allen, Bill Cosby… là những nghệ sĩ phương Tây nổi đình nổi đám với hài độc thoại.

Các diễn viên có thể kể chuyện, pha trò, độc thoại hài hước... mà không cần sự hỗ trợ của trang phục hay đạo cụ khác.

Ở Việt Nam, nghệ thuật hài độc thoại trở thành món ăn tinh thần mới lạ trong thời gian gần đây khi sức khoẻ tinh thần ngày một được quan tâm, chú trọng. Với nhiều bạn trẻ, đây là nơi họ có thể được cười, được giải phóng bao ưu tư phiền muộn, hay để chữa lành vết thương tâm lý của chính mình.

Nội dung tiết mục hài độc thoại (từ chuyên môn là set diễn) rất đa dạng và không có rào cản: từ câu chuyện thường ngày đến châm biếm, đả kích xã hội; từ chủ đề đơn giản như học đường, gia đình đến những chủ đề nhạy cảm như chính trị, chủng tộc, tình dục... Tất cả đều được nhìn dưới lăng kính hài hước.

Nghệ thuật hài độc thoại trở thành món ăn tinh thần mới lạ của giới trẻ Việt trong thời gian gần đây.

Để diễn được loại hình hài độc thoại không hề đơn giản, bởi lẽ ngoài yếu tố hài hước, duyên dáng, người diễn còn phải thông minh và cực kỳ hoạt ngôn. Trong 10-20 phút, nghệ sĩ gần như phải thoại liên tục, hoàn toàn chủ động từ hình thể cho đến đài từ, mang lại tiếng cười cho khán giả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.

Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.

Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.

Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.

Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.