Hà Nội xử lý nhà đất dôi dư sau sáp nhập

Trong số 6.764 cơ sở nhà, đất dôi dư do sáp nhập các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Hà Nội đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.018 cơ sở.

Nhiều nhà đất công bị bỏ hoang, một số khu nhà, căn hộ tái định cư, tài sản công để không lâu năm hư hỏng, xuống cấp.

Thực hiện Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công và hướng dẫn của Bộ Tài chính, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 190 năm 2023 đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của thành phố, trong đó xác định cụ thể tiến độ thực hiện và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Thành phố phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 100% cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của mình trong năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá trị của căn nhà, thửa đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ vị trí địa lý đến cơ sở hạ tầng và tình trạng ngôi nhà. Để nhà đảm bảo giá trị và có thể tăng giá trong tương lai, các chuyên gia bất động sản lưu ý người mua cần lựa chọn theo một số tiêu chí sau.

Thị trường căn hộ sơ cấp tại Hà Nội đã bước vào giai đoạn điều chỉnh giảm trong quý đầu năm 2025, sau 8 quý liên tục tăng trưởng.

Quy trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) có thể sẽ được giản lược bớt trong tương lai.

Mức giá cho thuê nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội thấp nhất là 48.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng, cao nhất lên tới 198.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng, áp dụng từ 14/4.

Phân khúc căn hộ Hà Nội đang bước vào chu kỳ điều chỉnh đầu tiên sau gần hai năm, tại thị trường sơ cấp, giá bán trung bình đạt xấp xỉ 70-75 triệu đồng/m².

Hơn 700 căn nhà xã hội tại xã Kim Hoa, huyện Mê Linh dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong Quý IV năm 2027 với giá bán tạm tính 21,3 triệu đồng/m².