Hà Nội tiêm vắc xin Covid-19 an toàn cho hơn 25.000 trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi

(HanoiTV) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính đến cuối giờ chiều 18/4, thành phố có thêm 16.623 học sinh lớp 6 được tiêm mũi 1 vắc xin Moderna trong ngày 18/4.
Học sinh Hà Nội được tiêm vắc xin Covid-19 ngay tại trường học

Như vậy, trong 3 ngày (từ 16 đến 18-4), Hà Nội đã tiêm được 25.058 mũi vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh lớp 6 thuộc nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12. Hiện, chưa ghi nhận các phản ứng nặng sau tiêm.

Vắc xin dùng để tiêm cho trẻ em lần này là vaccine Moderna, liều 0,25ml. Sau 28 ngày được tiêm mũi 1, những trẻ này sẽ được tiêm mũi 2.

Hà Nội có hơn 1 triệu trẻ từ 5-11 tuổi. Trong đó, có hơn 157.000 trẻ thuộc khối mẫu giáo; 743.200 trẻ em thuộc khối tiểu học năm học 2021-2022 và hơn 102.100 trẻ em thuộc khối THCS (năm học 2021-2022).

Ngoài ra, qua thống kê, có hơn 6.600 trẻ em trong độ tuổi từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, không đi học nhưng sinh sống trên địa bàn thành phố.

Theo dõi sức khoẻ sau tiêm vaccine phòng COVID-19 của trẻ thế nào?

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho hay, với nhóm trẻ em 5 - dưới 12 tuổi, trước khi đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng COVID-19 gia đình cần theo dõi sát sức khỏe của trẻ, đánh giá việc ăn, ngủ, sinh hoạt có bất thường hay không, đặc biệt với nhóm 5-6 tuổi. Với các trường hợp lớn hơn, cha mẹ nên lưu ý các bất thường liên quan sức khỏe đường hô hấp. 

Với những trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp, nghi ngờ mắc COVID-19 thì không đến điểm tiêm đến tránh lây lan mầm bệnh, phụ huynh tạm thời dừng tiêm cho trẻ đến khi trẻ thật sự khỏe mạnh.

"Bộ Y tế sẽ hướng dẫn các địa phương tổ chức nhiều đợt tiêm chủng theo các tháng, tiêm bổ sung, tiêm vét…Nếu có vấn đề, chúng tôi sẽ có các đợt tiêm bổ sung, tiêm vét. Do đó, trẻ phải thực sự khỏe mạnh mới nên tiêm vaccine phòng COVID-19"- Phó Viện trưởng Dương Thị Hồng nhấn mạnh.

Khi tới các điểm tiêm chủng, cha mẹ cần chia sẻ cụ thể với cán bộ y tế khám sàng lọc về tiền sử bệnh tật, dị ứng, bệnh mãn tính của trẻ (nếu có) để có chỉ định và hướng dẫn cụ thể, cần thiết chuyển trẻ đến tiêm tại bệnh viện.

Các phụ huynh nên tuân thủ khuyến cáo ở lại điểm tiêm để theo dõi sau 30 phút nhằm xử lý kịp thời tình huống phản ứng phản vệ, đồng thời báo lại cho cán bộ y tế tình trạng của trẻ trước khi về. Khi về cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ trong ít nhất 3 ngày sau tiêm. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cả nước đã ghi nhận 76.312 trường hợp nghi mắc sởi tính từ đầu năm 2025 đến nay, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính, theo thông tin từ Bộ Y tế.

Bộ Y tế đã có công văn ngày 20/4 yêu cầu các cơ sở y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh; rà soát tình trạng kê đơn, tư vấn sử dụng sữa, sản phẩm dinh dưỡng và thuốc trong danh mục vừa bị cơ quan điều tra công bố.

Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.

Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.

Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.