Hà Nội tạo điều kiện để doanh nghiệp văn hoá phát triển

Ngày 16/8, UBND TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị Đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội năm 2024. Tại hội nghị nhiều doanh nghiệp đã nêu ra những băn khoăn về cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển, mong muốn lãnh đạo các Sở ngành, lãnh đạo Thành phố đưa ra lời giải phù hợp

Liên quan đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện nay, TP. Hà Nội đang triển khai nhiều nội dung hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đào tạo nhân lực.

Hàng năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai đào tạo 2.000 - 3.000 lao động, với điều kiện các doanh nghiệp có đăng ký tổ chức đào tạo nghề cho đối tượng lao động của mình.

UBND TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị Đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội năm 2024.

Đối với chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp lĩnh vực văn hoá, lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, trong lĩnh vực quảng cáo có phần miễn thuế thuê đất 10 năm và giảm từ 50% thời gian còn lại. Với thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế 4 năm và giảm từ 9 năm tiếp theo. Sở đã đưa ra những chính sách rất cụ thể trong qua trình tham mưu xây dựng Luật Thủ đô.

Về Y tế, trong những năm gần đây, Thành phố luôn tích cực thực hiện các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp y tế trong và ngoài nước đến đầu tư tại Hà Nội.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn của thực tiễn trong đầu tư, hoạt động của lĩnh vực văn hóa, xã hội, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, thời gian tới, UBND Thành phố sẽ quan tâm bằng các cơ chế, chính sách, phân cấp, ủy quyền, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển nhanh và bền vững.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.

Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.

Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.