Hà Nội sẽ ngừng sử dụng giếng khai thác nước ngầm
Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, về lộ trình ngừng sử dụng các giếng khai thác nước ngầm: các nhà máy Nước ngầm sẽ giảm dần quy mô công suất. Theo đó, giai đoạn đến năm 2025, dự kiến lượng nước ngầm khai thác giảm còn 615.000m3/ngày - đêm (chiếm khoảng 25,8%); giai đoạn đến năm 2030 còn 504.000m3/ngày - đêm (chiếm khoảng 17,7%) và giai đoạn đến năm 2050 còn 413.000m3/ngày - đêm (chiếm khoảng 11,5%).
Là đơn vị đang quản lý, cung cấp nước sạch cho 15 quận, huyện của thành phố, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội đang khai thác, cấp nước với công suất 680.000m3/ngày - đêm, trong đó 67% tổng nguồn cấp nước là từ nước ngầm. Triển khai lộ trình ngừng sử dụng các giếng khai thác nước ngầm, đơn vị đang thực hiện đóng dần một số giếng và bãi giếng tại một số nhà máy nước.
Hiện nhà máy có 17 giếng ngầm, công suất khai thác 30.000m3/ngày - đêm. Triển khai lộ trình giảm dần việc khai thác nước ngầm của thành phố, đến nay nhà máy đã đóng 8 giếng, còn 9 giếng đang được luân phiên khai thác. Từ nay đến năm 2030, nhà máy chỉ hoạt động với công suất 10.000m3/ngày - đêm và đến năm 2050 sẽ đóng tất cả các giếng ngầm.
Tương tự, theo lộ trình, Nhà máy Nước Tương Mai (công suất thiết kế 30.000m3/ngày - đêm) cũng đang giảm dần khai thác nước ngầm xuống còn 20.000m3/ ngày - đêm; đến năm 2025 còn 15.000m3/ngày - đêm, năm 2030 còn 5.000m3/ngày - đêm và đến năm 2050 sẽ đóng hẳn các giếng nước ngầm. Nhà máy Nước Pháp Vân (công suất thiết kế 30.000m3/ ngày - đêm) đang giảm khai thác xuống còn 5.000m3/ngày - đêm; đến giai đoạn sau năm 2030 ngừng khai thác các giếng nước ngầm, đưa về chế độ dự phòng.
Song song với việc thực hiện lộ trình giảm dần khai thác các giếng ngầm, tại Nhà máy Nước Bắc Thăng Long, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội cũng chuyển từ khai thác nước ngầm (50.000m3/ngày - đêm) sang khai thác nước mặt sông Hồng với công suất 150.000m3/ ngày - đêm và dự kiến nâng công suất lên 250.000-300.000m3/ngày - đêm vào năm 2030.

Nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng nước sạch trên địa bàn Thủ đô, thành phố sẽ đẩy mạnh khai thác nguồn nước mặt. Theo kế hoạch, thành phố đang đôn đốc sớm đưa vào hoạt động Nhà máy Nước mặt sông Hồng công suất 300.000m3/ngày - đêm; nâng công suất Nhà máy Nước mặt sông Đà, sông Đuống theo lộ trình; đầu tư xây dựng mới Nhà máy Nước Xuân Mai sử dụng nguồn nước mặt sông Đà... Thành phố cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền để người dân không tiếp tục khai thác giếng khoan, đấu nối sử dụng nguồn nước từ hệ thống cấp nước tập trung của thành phố sau khi được đầu tư xây dựng.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0