Hà Nội sẽ cho thuê vỉa hè, lòng đường 273 tuyến phố | Hà Nội tin mỗi chiều
Vỉa hè và lòng đường không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại, mà còn là không gian gắn liền với hoạt động kinh tế, văn hóa của người dân Hà Nội. Tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm, sử dụng tự phát trong nhiều năm qua đã đặt ra bài toán nan giải trong công tác quản lý.
Theo đề án quản lý và khai thác lòng đường, vỉa hè đang được Hà Nội hoàn thiện, các tuyến phố có vỉa hè rộng tối thiểu 3m, đảm bảo lối đi cho người đi bộ và các tiêu chí an toàn, văn minh sẽ được xem xét cho thuê một phần diện tích để kinh doanh. Mục tiêu của đề án là giải quyết tình trạng lấn chiếm tự phát, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố.
Nhiều người đồng tình và ủng hộ việc Hà Nội đề xuất cho thuê vỉa hè, lòng đường. Bởi đây có thể coi là giải pháp tối ưu nhất đến thời điểm này để giải quyết "bệnh" lấn chiếm vỉa hè, gây nhức nhối bao năm qua.
T rước cảnh vỉa hè phủ kín xe, hàng quán lổn nhổn, người đi bộ chẳng biết chọn lối nào để di chuyển. Ở Hồ Tây, các hộ kinh doanh tự phát còn mang hẳn chiếu ra mời khách. Bệnh nhỏ nhưng không trị dứt điểm thì rất dễ trở thành bệnh mạn tính!
Mặt khác, việc Hà Nội cho thuê vỉa hè nếu như được quản lý chặt chẽ sẽ là "thang thuốc" tốt, vừa trị bệnh lấn chiếm vỉa hè, vừa có thể giúp các hộ kinh doanh hoạt động ổn định hơn mà không còn phải lo lắng về việc bị xử phạt, hay ảnh hưởng đến trật tự đô thị. Việc Hà Nội cho thuê vỉa hè cũng có thể mang lại nguồn thu, tạo mỹ quan đô thị hấp dẫn và góp phần xây dựng hình ảnh một đô thị văn minh với bạn bè trong nước và quốc tế.
Trước khi đưa ra đề xuất này, Hà Nội đã rất thận trọng tham khảo kinh nghiệm của một số địa phương và ý kiến của người dân, chuyên gia đô thị. Tiêu biểu, quận Hoàn Kiếm đã thực hiện chủ trương này từ năm 2021. Đây là cơ sở để nhân rộng hơn nữa mô hình cho thuê vỉa hè, lòng đường trên toàn địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi không dễ. Theo Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện đề án cho thuê vỉa hè ở Hà Nội chính là các vướng mắc liên quan đến pháp luật.
Luật Giao thông đường bộ, cụ thể tại Điều 8 và Điều 36, quy định không được sử dụng vỉa hè, lòng đường vào mục đích ngoài giao thông. Bên cạnh đó, những đề án trước đây thường chỉ mang lại lợi ích cho một phía.
Ví dụ, người quản lý vỉa hè có thể quản lý dễ dàng hơn hoặc những người thuê vỉa hè hưởng lợi, nhưng quyền lợi của các bên liên quan khác hầu như không được xem xét đầy đủ. Vì vậy, sự thành công của đề án lần này phụ thuộc vào việc đánh giá toàn diện các yếu tố, cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích và bất lợi của tất cả các bên liên quan.
Tại TP.HCM, từ năm 2017, thành phố đã triển khai thí điểm cho thuê vỉa hè trên một số tuyến phố trung tâm như Nguyễn Văn Chiêm, Công viên Bách Tùng Diệp. Các hộ kinh doanh phải tuân thủ quy định về diện tích sử dụng, đảm bảo lối đi cho người đi bộ và đóng phí theo quy định. Mức phí cho thuê vỉa hè tại TP.HCM dao động từ 20.000 đến 100.000 đồng/m²/tháng, tùy theo khu vực và mục đích sử dụng. Việc này không chỉ giúp tăng nguồn thu cho ngân sách mà còn tạo điều kiện cho kinh doanh trật tự, văn minh.
Nhìn ra thế giới, nhiều quốc gia đã áp dụng mô hình cho thuê vỉa hè một cách hiệu quả. Tại London (Anh), các quán cà phê, nhà hàng được phép sử dụng vỉa hè để bày bàn ghế, nhưng phải đảm bảo dành tối thiểu 1,6m cho người đi bộ và tuân thủ các tiêu chuẩn về thẩm mỹ, môi trường.
Tại Barcelona (Tây Ban Nha), chính quyền quy định rõ ràng về kích thước, kiểu dáng của bàn ghế, ô che để đảm bảo sự đồng nhất và mỹ quan đô thị. Những quy định chặt chẽ này giúp cân bằng giữa lợi ích kinh doanh và quyền lợi của cộng đồng.
Việc Hà Nội đề xuất cho thuê vỉa hè, lòng đường tại 273 tuyến phố là một bước đi quan trọng trong việc quản lý và khai thác hiệu quả không gian đô thị. Tuy nhiên, để chủ trương này thực sự khả thi, thành phố cần xây dựng cơ chế quản lý minh bạch, quy định rõ ràng về diện tích, mục đích sử dụng, mức phí và trách nhiệm của các bên liên quan. Đồng thời, cần có sự giám sát chặt chẽ để tránh tình trạng lạm dụng, đảm bảo vỉa hè vẫn phục vụ tốt cho người đi bộ và giữ gìn mỹ quan đô thị.


Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì tổng duyệt Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”; Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại Hà Nội; Ukraine cam kết tuân thủ lệnh ngừng bắn dịp lễ Phục sinh, EU phản ứng thận trọng trước tuyên bố ngừng bắn của Nga;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Thủ tướng động viên lực lượng diễu binh, diễu hành; Triển khai nhận diện sinh trắc học tại sân bay Tân Sơn Nhất; Ứng dụng số hóa trong kinh doanh xăng, dầu trước ngày 30/4; Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng gia hạn ngừng bắn;... là những thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành; 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc trong 9 nhóm lĩnh vực được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025; Đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran bắt đầu tại Rome (Italy);... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Thư Nhân được bệnh nhân tặng sách cảm ơn nhưng bên trong lại có thẻ ngân hàng khiến anh đối mặt với sự phê bình và điều tra từ bệnh viện. Mời các bạn đón xem tập 10 của bộ phim "Yêu em, người chữa lành vết thương cho anh", phát sóng lúc 12h ngày 20/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Chê Úc xin bố đừng can thiệp sâu vào chuyện của Hơn U, nếu không anh sẽ ra ở riêng. Mời các bạn đón xem tập 18 của bộ phim "Lời hứa của tình yêu", phát sóng lúc 21h ngày 20/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Từng là người rất lương thiện, nhưng giờ đây Khánh Đường đã bất chấp tất cả để kiếm tiền. Vì lợi nhuận, không màng đến tình thân, điều này thực sự đã khiến Khánh Đường ngày càng trở nên xa cách với ngay cả những người luôn thân thiết, tin tưởng anh. Mời các bạn đón xem tập 23 của bộ phim "Vượt lên bão tố", phát sóng lúc 13h ngày 20/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
0