Hà Nội là “điểm nóng” nhất về nuôi nhốt gấu tại Việt Nam
Thông tin trên được ENV (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên) công bố tại “Tọa đàm Tình trạng nuôi nhốt gấu ở Thủ đô Hà Nội” tổ chức chiều nay (30/5).
Phúc Thọ - “điểm nóng” nhất Hà Nội về nuôi nhốt gấu
Theo báo cáo của ENV, huyện Phúc Thọ hiện vẫn là một điểm nóng về nuôi nhốt gấu với 139 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các cơ sở tự nhân, chiếm khoảng 93% tổng số gấu nuôi nhốt tại Hà Nội, chiếm 47% cả nước.
Vào tháng 01/2022, UBND TP. Hà Nội đã ra Chỉ thị yêu cầu các quận, huyện, thị xã ở Hà Nội cần nghiêm túc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã trên địa bàn thành phố. Chỉ thị cũng đặc biệt chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện Phúc Thọ tăng cường kiểm tra hoạt động nuôi nhốt gấu ở tất cả các cơ sở trên địa bàn. Điều này cho thấy quyết tâm của chính quyền thành phố Hà Nội trong việc chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu kéo dài suốt nhiều năm qua.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới và ENV, Chỉ thị này sẽ không có giá trị nếu thiếu sự cam kết và các giải pháp cụ thể từ phía UBND huyện Phúc Thọ để có thể xóa sổ ngành công nghiệp trích hút mật gấu vẫn đang tồn tại ở địa phương này.

Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết: "Ngày 27/5 vừa qua, Cơ quan công an đã phát hiện và bắt giữ một cơ sở mật gấu lớn nhất Hà Nội với hơn 300 lọ mật gấu. Thật đáng buồn là Hà Nội lại đang bị bỏ lại phía sau trong khi rất nhiều chuyển biến tích cực thể hiện nỗ lực chấm dứt nuôi nhốt gấu đã được ghi nhận tại các địa phương khác trên cả nước. Đã tới lúc, Thủ đô cần có giải pháp quyết liệt để sớm đóng cửa các cơ sở nuôi nhốt gấu trên địa bàn nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật tàn nhẫn và bất hợp pháp".
Cần chấm dứt tình trạng nuôi gấu lấy mật
Tại buổi tọa đàm, ông Gilbert Sape, Giám đốc Toàn cầu Chương trình Động vật hoang dã của Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới (World Animal Protection - WAP) chia sẻ: Vào năm 2005, hơn 4.300 cá thể gấu đã được đăng ký và gắn chíp quản lý nhằm ngăn chặn việc gấu mới phát sinh tại các cơ sở. Sau 17 năm triển khai chiến dịch chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam, cho tới thời điểm hiện nay, 40 tỉnh/thành phố trên cả nước đã không còn gấu nuôi nhốt, và cả nước chỉ còn 294 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các cơ sở tư nhân.
“Tuy nhiên, chúng tôi lại không nhận thấy những chuyển biến tích cực như vậy ở Hà Nội. Chấm dứt nuôi nhốt gấu lấy mật ở Hà Nội là bước đi quan trọng để có thể chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam”- ông Gilbert Sape nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, để chấm dứt tình trạng nuôi gấu lấy mật, chính quyền Hà Nội, đặc biệt là chính quyền UBND huyện Phúc Thọ cần tăng cường công tác kiểm tra, quản lý các cơ sở nuôi nhốt gấu; Kiên quyết xử lý các vi phạm về gấu và tịch thu các cá thể gấu nuôi nhốt trái phép tại các cơ sở; Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những vi phạm nghiêm trọng về gấu; không bồi hoàn cho chủ nuôi nhốt gấu khi giao gấu lại cho chính quyền, đưa về các cơ sở bảo tồn.
"Hiện có một thực trạng là nhiều chủ nuôi nhốt gấu tại Hà Nội mong được bồi hoàn khi chuyển giao gấu. Vì thế, chính quyền Hà Nội cần kiên quyết không bồi hoàn, mà phải truyền thông rằng việc nuôi nhốt gấu là hoạt động phạm pháp và chỉ mang thêm gánh nặng kinh tế cho họ mà thôi" - bà Hà nói.
Ngoài ra, cần nghiêm cấm tình trạng cho gấu sinh sản tại các cơ sở tư nhân, chỉ nuôi gấu vì mục đích để bảo tồn, đồng thời cần khuyến khích sử dụng thảo dược và giải pháp thay thế khác nhân đạo hơn thay vì sử dụng mật gấu.


17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.
Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.
Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
0