Hà Nội: Không lơ là, mất cảnh giác với dịch bệnh
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cuối tháng 7/2023, số ca mắc SXH trên địa bàn bắt đầu gia tăng, với hơn 480 ca/tuần. Trong hai tuần đầu tháng 8/2023 (tính từ ngày 1 - 11/8), số ca bệnh tiếp tục tăng gấp 1,5 lần so với tháng 7 (khoảng 640 - 760 ca/tuần). Đáng chú ý, số ổ dịch SXH cũng tăng gấp 2 - 3 lần, từ 16 - 20 ổ dịch/tuần trong tháng 7 lên tới 59 ổ dịch/tuần (từ ngày 4 - 11/8).

Trước tình hình đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 2578/UBND-KGVX ngày 15/8/2023 về việc tăng cường, chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Trong đó, yêu cầu các đơn vị không lơ là, mất cảnh giác, tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh.
Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác như: SXH Dengue, tay chân miệng… không để dịch bùng phát trên địa bàn quản lý.
Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh - đặc biệt là khi dịch SXH Dengue đang có xu hướng gia tăng.
Sử dụng nhiều hình thức, kênh truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân, trong đó tập trung vào các thông tin, hướng dẫn các triệu chứng nhận biết sớm mắc bệnh để người dân chủ động tới khám, điều trị tại các cơ sở y tế, các thông tin, khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh như: vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phòng, chống muỗi đốt...
Thêm vào đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống SXH Dengue trên địa bàn quản lý, không để tình trạng lơ là, chủ quan trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân không tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng, chống SXH Dengue, đặc biệt tại các công trường xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, nhà hàng... thuộc phân cấp quản lý của UBND các quận, huyện, thị xã và xã phường, thị trấn.
UBND thành phố cũng yêu cầu Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác như SXH Dengue, tay chân miệng... trên địa bàn thành phố.
Tăng cường giám sát dịch tễ các bệnh truyền nhiễm; tổ chức tốt việc khám, phân độ, phân tuyến, thu dung, điều trị bệnh nhân; chỉ đạo các phòng khám tư nhân, các tuyến điều trị tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn, hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhân nặng, tử vong.
Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Trung ương để lấy mẫu, giải trình tự gen phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và kịp thời báo cáo về Bộ Y tế khi phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Tổng hợp


Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.
Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.
Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.
Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.
Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.
0