Hà Nội hướng đến xây dựng hệ thống giao thông thông minh

Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.

Với diện tích và dân số hiện nay cũng như tương lai, đề án nhận đinh Hà Nội thuộc nhóm “siêu đô thị’, đối mặt với các vấn đề lớn về ùn tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường. Do vậy, nhằm giải quyết đồng bộ, bền vững các thách thức, Thủ đô cần nhanh chóng trở thành thành phố thông minh, trong đó phát triển hệ thống giao thông thông minh là một trong các trụ cột chính.

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đang trong giai đoạn xây dựng, chưa hoàn thiện. Tỷ lệ đất dành cho giao thông mỗi năm tăng chưa đến 1%, chưa đạt một nửa so với yêu cầu.

Vận tải hành khách công cộng mới chỉ có hai đoạn tuyến đường sắt trên cao hoạt động, còn chủ yếu vẫn dựa vào xe buýt, đáp ứng chưa đến 20% nhu cầu đi lại của người dân, trong khi các phương thức giao thông xanh khác chưa phát triển.

Bên cạnh đó, công tác quản lý, điều hành giao thông chưa tập trung, nhiều đơn vị, tổ chức cùng tham gia, nhưng thiếu kết nối, chia sẻ dữ liệu, dẫn đến hiệu quả khai thác không cao, lãng phí. Trước thực trạng này, giải pháp hiệu quả là cần tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác quản lý, điều hành giao thông.

TS. Đặng Minh Tân – Khoa Cầu đường bộ Trường Đại học Giao thông Vận tải, cho rằng: "Hạ tầng giao thông của chúng ta mỗi năm chỉ tăng chưa đến 5%, trong khi phương tiện có những thời điểm tăng đến 30 - 40%. Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông chi phí lớn, thời gian triển khai chậm, trong khi đó, đầu tư cho hệ thống giao thông thông minh nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ theo như kinh nghiệm Hàn Quốc, Nhật Bản, khi đầu tư cho giao thông thông minh, có thể giải quyết được hơn 20% vấn đề ùn tắc giao thông. 20% có thể nói là một con số rất lớn".

Đề án đưa ra khung kiến trúc chung, chiến lược và các giải pháp về cơ chế chính sách, về công nghệ và đầu tư nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông Thủ đô Hà Nội an toàn, thông minh, hiện đại, bền vững; là cơ sở để quản lý đầu tư các dự án ứng dụng giao thông thông minh sau này.

Ông Phan Trường Thành – Trưởng phòng Kế hoạch tài chính Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho biết: "Định hướng của giao thông thông minh Hà Nội trong thời gian tới, xuất phát từ việc học hỏi các nước trên thế giới, chúng tôi đề xuất sẽ tận dụng trên những nền tảng sẵn có. Đầu tiên chúng ta phải thống nhất xây dựng một khung tiêu chuẩn chung cho giao thông thông minh. Thứ hai là thống nhất một hệ thống camera chung đo đếm lưu lượng, khi cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu thì tất cả các dữ liệu đó gửi về một trung tâm, chúng tôi hoàn toàn có thể xử lý được. Chính vì vậy, định hướng và cũng là mong muốn của chúng tôi là thành lập một trung tâm điều hành, quản lý giao thông thông minh chung của thành phố".

Để đảm bảo tính khả thi và tối ưu, ngoài việc kế thừa và tích hợp các chương trình, dự án công nghệ đã hoàn thành, hệ thống giao thông thông minh của thành phố sẽ huy động mọi nguồn lực xã hội và sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước khi triển khai các giải pháp.

Theo đề án, hệ thống giao thông thông minh thành phố Hà Nội gồm 4 phần chính: người dùng ITS, phương tiện giao thông tích hợp thiết bị thông minh, cơ sở hạ tầng giao thông thông minh và trung tâm điều hành giám sát giao thông thành phố. Lộ trình thực hiện sẽ chia làm ba giai đoạn: 2025 – 2027, 2028 – 2030 và sau năm 2030.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan cảnh sát điều tra đang củng cố hồ sơ để khởi tố thêm một số tội danh đối với Bùi Đình Khánh, nghi phạm chính trong nhóm tội phạm ma túy đã nổ súng khiến thiếu tá cảnh sát hi sinh.

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra lệnh bắt tạm giam hai đối tượng để điều tra về hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị tòa án đưa ra xét xử trong vụ án khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 21/4 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Thời tiết Hà Nội ngày 21/4 được dự báo có nắng nóng vào ban ngày; chiều tối và đêm khả năng xuất hiện mưa rào và dông, nhiệt độ giảm còn từ 25 - 27 độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, chậm nhất đến ngày 19/12 năm nay phải hoàn thành dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.