Hà Nội giải bài toán giá nhà để người dân an cư
Giá bán căn hộ tại một căn hộ quận Long Biên đang có xu hướng tăng nhanh chóng. Chỉ trong vòng hai năm đã tăng tới 15,6% và điều đáng nói là không chỉ dự án HC Golden City ở Bồ Đề quận Long Biên mà hầu hết các dự án chung cư tại Hà Nội cũng đang có mức tăng giá chóng mặt.
Hiện dự án này có mức giá khoảng 47-54,2 triệu đồng/m2. Được biết vào khoảng quý 4/2020, giá bán trung bình tại đây dao động từ 33,3-45,8 triệu đồng/m2.
Cũng trong xu hướng tăng giá nhanh, một căn chung cư 100m2 tại tòa Golden Park trên đường Dương Đình Nghệ có giá 5,2 tỷ đồng vào thời điểm tháng 10 năm ngoái, nay đã tăng lên 6 tỷ đồng.
Theo thống kê, giá một căn chung cư tại nội thành Hà Nội đã tăng 77% trong năm qua, tương đương 45 năm thu nhập bình quân của người lao động. Điều này đã khiến cho Hà Nội tiếp tục lọt nhóm các thủ đô khó mua nhà ở nhất thế giới. Trong khi đó, Singapore là một nước có giá nhà bình quân cũng thuộc top thế giới, nhưng nếu quy đổi theo số năm thu nhập của người dân vẫn thấp hơn Việt Nam, với 26 năm. Tại Jakarta (Indonesia), người dân cũng mất 26 năm thu nhập để mua nhà. Còn ở Bangkok (Thái Lan), người dân cần 29 năm.
Ông Lê Đình Chung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản SGO Homes cho biết: "Đây là một vấn đề rất là nhức nhối khi mà chúng ta thấy rằng cái lệch pha cung - cầu, nhu cầu người ở ngày càng cao, trong khi sản phẩm ngày càng khan hiếm. Cộng với việc rõ ràng thu nhập của người dân đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về kinh tế và giá nhà thì đang leo thang. Thì vấn đề này là vấn đề chung của toàn xã hội và Nhà nước cũng đang rất muốn can thiệp để làm sao có thể hạ được giá nhà."

Để giải bài toán về giá, đưa giá chung cư về sát hơn với thu nhập của đại bộ phận người dân, tăng nguồn cung là giải pháp khả dĩ nhất. Trước tiên là loại bỏ vướng mắc pháp lý liên quan đến các dự án nhằm đảm bảo rằng các dự án này có thể được triển khai và xây dựng. Tiếp đó là có những ưu đãi về tín dụng và kích thích dòng tiền qua việc thúc đẩy các chính sách hướng đến người có nhu cầu mua nhà ở thực giúp doanh nghiệp phát triển các dự án phù hợp với nhu cầu này.
Thế nhưng tăng nguồn cung thôi là chưa đủ. Mà quan trọng nhất là phải tăng nguồn cung nhà giá rẻ. Đó là lí do vì sao các ngành chức năng đang khẩn trương đẩy mạnh tiến độ Đề án xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội. Bởi lẽ hiện nay, các dự án mới nhỏ giọt nhưng lại chủ yếu ở phân khúc cao cấp. Người có thu nhập thấp hoặc trung bình khó lòng mà với tới. Với mục tiêu trên 7,1 triệu m2 sàn nhà ở trong năm 2024, trong đó nhà ở xã hội xấp xỉ 0,08 triệu m2, tương đương 1.200 căn, Hà Nội cần phải quyết liệt hơn nữa bởi đây là con số khá lớn.
Ngoài ra, Hà Nội cũng đang nâng cấp dần hệ thống giao thông công cộng, trong đó có các tuyến metro. Đi lại thuận tiện sẽ thúc đẩy người dân dịch chuyển ra ngoài trung tâm, giảm áp lực nhu cầu nhà ở khu vực nội đô, từ đó góp phần hạ nhiệt giá nhà. Với những giải pháp được đưa ra, người dân kỳ vọng rằng sẽ không còn phải “thắt lưng buộc bụng” quá lâu để có thể sở hữu được căn nhà cho riêng mình.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0