Hà Nội: Giá nhà không giảm dù nguồn cung được cải thiện
Riêng quý III, tại Hà Nội có hơn 8.200 căn hộ ra mắt thị trường. Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng nguồn cung mở bán mới có thể đạt hơn 19.000 căn, vượt cả năm 2023. Đây là tổng nguồn cung sơ cấp lớn nhất ghi nhận tại Thủ đô trong vòng 5 năm trở lại đây.
Tương tự, phân khúc nhà liền thổ cũng cải thiện đáng kể về nguồn cung. Quý III, thị trường có hơn 3.200 căn mở bán. Tính 9 tháng, có 3.500 căn mở bán mới, cao nhất trong vòng 5 năm qua. Nguồn cung tăng đáng kể nhưng giá bán lại chưa có dấu hiệu chững lại, thậm chí tiếp tục leo thang.
Lý giải điều này, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE chi nhánh Hà Nội, cho rằng: “Phần lớn dự án mở bán mới nằm trong đại đô thị hiện hữu với mặt bằng giá đã neo cao. Chủ đầu tư khi tung ra sản phẩm mới sẽ tính toán kỹ tương quan giá bán với khu vực nên những tòa mới khó có giá thấp hơn giai đoạn trước hoặc dự án xung quanh”.
Tình trạng "hét" giá cao từ các dự án mới đang đẩy cả doanh nghiệp và chủ nhà vào cuộc đua tăng giá, khiến cho thị trường phát triển ngày càng thiếu lành mạnh và bền vững. TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng: “Hệ quả khi mà thị trường không thật, thị trường chỉ phục vụ cho một nhóm nhu cầu để đầu tư, đầu cơ thì chắc chắn nó sẽ đi đến một sự đổ vỡ. Bởi vì nó không phục vụ cho thị trường thật thì không bao giờ có những thanh khoản thật và có những giao dịch thật trên thị trường”.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
0