Hà Nội ghi nhận hơn 1.300 ca sốt xuất huyết trong một tuần

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết trong tuần qua (từ 28/10 - 4/11), thành phố ghi nhận 1.312 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 8,9% so với tuần trước đó.
Số ca mắc sốt xuất huyết theo tuần ở Hà Nội trong năm 2021 - 2022.

Các ca bệnh có ở 30 quận, huyện, thị xã; trong đó có một số địa phương có số ca mắc cao là: quận Hà Đông (148), huyện Thanh Oai (127), huyện Phú Xuyên (110), quận Đống Đa (101).

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội ghi nhận 10.716 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 12 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 539/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp vi-rút Dengue lưu hành đã xác định được là D1 và D2 và D4.

Với kết quả này, số ca mắc sốt xuất huyết năm 2022 của Hà Nội đã vượt qua ngưỡng cảnh báo dịch. Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội dự báo trong thời gian tới, dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc vẫn ghi nhận ở mức cao. Đồng thời, thành phố đứng trước nguy cơ ghi nhận nhiều bệnh nhân diễn biến nặng do sốt xuất huyết.

Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 58 ổ dịch mới tại 15 quận, huyện. Hiện tại còn 143 ổ dịch đang hoạt động tại 24 quận, huyện. Một số quận, huyện vẫn còn ổ dịch được phát hiện muộn, ổ dịch kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm, nên số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tăng lên. Theo dự báo của CDC Hà Nội, số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng do đang trong cao điểm mùa dịch, đỉnh dịch có thể rơi vào trung tuần tháng 11. Do đó, nguy cơ ghi nhận thêm nhiều bệnh nhân nặng và tử vong.

Ngành Y tế khuyến cáo, trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà, người chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu bệnh chuyển nặng như sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục; bệnh nhân có thể giảm hoặc hết sốt nhưng mệt li bì hoặc bứt rứt; nôn ói nhiều; đau bụng nhiều; tay chân lạnh ẩm; chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo; không đi tiểu trên 6 giờ... thì cần đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cả nước đã ghi nhận 76.312 trường hợp nghi mắc sởi tính từ đầu năm 2025 đến nay, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính, theo thông tin từ Bộ Y tế.

Bộ Y tế đã có công văn ngày 20/4 yêu cầu các cơ sở y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh; rà soát tình trạng kê đơn, tư vấn sử dụng sữa, sản phẩm dinh dưỡng và thuốc trong danh mục vừa bị cơ quan điều tra công bố.

Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.

Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.

Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.