Hà Nội đề cao kỷ cương, trách nhiệm giải quyết công việc

Năm 2023 đã khép lại với những kết quả nổi bật, toàn diện của Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Có được những kết quả đó là do Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Hà Nội đã chung sức, đồng lòng thực hiện nhiều việc mới, việc khó, mang tính chiến lược, lâu dài và đặc biệt là đã luôn đề cao kỷ cương, trách nhiệm trong giải quyết công việc.

Dù còn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô đã chung sức, đồng lòng thực hiện nhiều việc mới, việc khó, mang tính chiến lược, lâu dài. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên.

“Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” - chủ đề công tác được Thành phố kiên trì thực hiện 3 năm qua tiếp tục được cụ thể hóa. Ngày 7/8/2023, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành và chỉ đạo triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 24 về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”.

Kỷ luật, kỷ cương hành chính, phân cấp, ủy quyền tiếp tục được Thành phố tăng cường với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả”. Hiệu quả công việc và sự hài lòng của người dân là “thước đo” để đánh giá, đã tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền, từng cán bộ đảng viên.

Quá trình triển khai Dự án đầu tư, xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội - công trình giao thông trọng điểm quốc gia và có quy mô lớn nhất Thành phố đã minh chứng rõ nhất cho điều này. Chỉ một năm sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết, dự án đã khởi công đúng hẹn. Dù diện tích thu hồi đất lớn trên 740ha, nhưng Hà Nội đã vượt tiến độ giải phóng mặt bằng đạt 85%, dẫn đầu trong ba địa phương có dự án đi qua.

6 tháng từ thời điểm khởi công, đến nay, 7 quận, huyện có dự án đường Vành đai 4 đi qua đã phê duyệt phương án và thu hồi đất được 763,86ha, đạt 96,54% và di chuyển được 7.899 ngôi mộ, đạt 85,27%. Hà Nội phấn đấu trong quý 1 năm 2024 sẽ hoàn thành giải phóng 100% mặt bằng. Thành phố cũng đã triển khai thi công 12/13 khu tái định cư với tổng diện tích 32,5ha để đảm bảo an cư cho hơn 800 hộ dân có đất ở bị thu hồi.

Nỗ lực cùng Thành phố về đích đúng hạn, trên toàn tuyến Vành đai 4, các nhà thầu đang huy động khoảng 600 kỹ sư, công nhân cùng nhiều thiết bị, máy móc. 32 mũi tổ chức thi công 3 ca liên tục để đáp ứng tiến độ đề ra, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào vận hành toàn tuyến năm 2027, tăng cường kết nối, mở rộng không gian phát triển cho cả vùng đồng bằng sông Hồng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.

Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.

Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.

Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.

30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.