Hiệu quả từ phân cấp, ủy quyền 708 thủ tục hành chính

Bám sát chủ đề công tác “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, năm 2023, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, ủy quyền nhằm phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa Thành phố với các sở ngành, quận, huyện, thị xã.

Sau một năm thí điểm phân cấp, ủy quyền, các Sở ngành, địa phương đã nêu cao tính chủ động, ý thức trách nhiệm trong giải quyết công việc. Nhiều nút thắt, rào cản được tháo gỡ, tạo động lực cho sự phát triển.

Công viên Long Biên là dự án được Thành phố ủy quyền cho địa phương làm chủ đầu tư. Với tổng mức đầu tư hơn 94 tỷ đồng, trên diện tích trên 157.000 m2, công trình đã hoàn thành chỉ sau gần một năm thi công, đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Quận. Trực tiếp chủ động ngay từ khâu khảo sát, thiết kế, phân bổ nguồn vốn chính là những yếu tố để đảm bảo tiến độ.

Phân cấp mạnh trong giải ngân vốn đầu tư, nhiều thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp cũng được phân quyền về cơ sở. Như việc cấp, đổi giấy phép lái xe. Không phải di chuyển xa lên Sở Giao thông vận tải, Anh Phạm Ngọc Hùng chỉ cần nộp hồ sơ tại bộ phận “một cửa” huyện Đông Anh và chỉ một tuần sau đã có kết quả.

Phân cấp quản lý nhà nước và phân cấp, ủy quyền thủ tục hành chính là hai nội dung được Hà Nội tập trung đẩy mạnh hơn một năm qua. 708/1.895 thủ tục hành chính có phương án ủy quyền giải quyết, đạt tỷ lệ gần 40%. Người dân và doanh nghiệp đã rút ngắn thời gian giải quyết. Kinh tế xã hội cũng được thúc đẩy phát triển.

Trong năm 2024, Thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền theo hướng “Cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực”. Chủ trương này nếu được thực hiện tốt sẽ bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các địa phương./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hà Nội hiện đang bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện đại, xây dựng mô hình nông thôn sinh thái, nông thôn thông minh, tích hợp giữa công nghệ số và gìn giữ giá trị truyền thống, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ cảnh quan, văn hóa làng xã.

UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam bổ sung 49 trạm xe đạp công cộng trên địa bàn, nâng tổng số trạm khai thác lên 140.

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.

Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.