Hà Nội đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú
Tại Trường Mầm non 8/3, quận Hai Bà Trưng, ngôi trường này nhiều năm nay ký kết với đơn vị cung ứng thực phẩm có đầy đủ tư cách pháp nhân mã QR để truy xuất nguồn gốc thực phẩm đầy đủ. Tại đây, phụ huynh học sinh sẽ đồng hành giám sát đơn vị cung cấp, thông qua live stream qua màn hình rộng hoặc kiểm tra trực tiếp tại bếp ăn.
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Loan - Giáo viên lớp mẫu giáo lớn B4 - Trường Mầm non 8/3 - Quận Hai Bà Trưng chia sẻ: “Ở trường mẫu giáo có hai bữa chính. Bữa trưa gồm có cơm, các món mặn, rau xào hoặc hấp, món canh và tráng miệng. Bữa chiều có thể là phở, bún hoặc cháo, kèm theo sữa pha công thức. Với cách chia định xuất như này đều được các cô thực hiện thường xuyên. Một bàn ăn sẽ có 6 cháu và định xuất sẽ được chia đều, vừa đủ cho các cháu đảm bảo đầy đủ dưỡng chất”.

Trung bình mỗi ngày nhà trường phục vụ hơn 800 suất ăn, dành cho các bé trong nhiều độ tuổi khác nhau. Từ việc thiết kế thực đơn cân đối dinh dưỡng cho từng độ tuổi, đến việc tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ - tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tầm vóc, thể lực và trí tuệ của học sinh.
Bà Đào Thu Thuỷ - Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học chất lượng cao Tràng An - Quận Hoàn Kiếm cho hay: “Nhà trường cũng đã phối hợp với đơn vị liên kết để mời chuyên gia xây dựng cho các con khẩu phần ăn sao cho đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó, nhà trường cũng có những chương trình tập luyện thể dục, thể thao nhằm phát triển thể lực”.
Bữa ăn học đường không chỉ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng mà còn phải an toàn và vệ sinh. Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng cùng nhiều trường học đã nỗ lực nâng cao chất lượng bữa ăn học đường bằng cách kiểm tra chất lượng thực phẩm, cải thiện quy trình chế biến và xây dựng thực đơn phong phú, cân đối.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0