Hà Nội chuẩn bị gia nhập Mạng lưới Thành phố sáng tạo UNESCO | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo thông tin chính thức, Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ để nộp lên UNESCO - với mục tiêu được công nhận là Thành phố sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế. Đây không phải là lần đầu, năm 2019, Hà Nội đã từng được ghi nhận trong mạng lưới, nhưng lần này, hành trình được xác định rõ ràng hơn, có chiến lược cụ thể hơn và kỳ vọng cao hơn.
Theo tiêu chí của UNESCO, một thành phố sáng tạo phải chứng minh được năng lực phát triển bền vững dựa trên văn hóa và sáng tạo, có chính sách hỗ trợ các ngành công nghiệp sáng tạo, có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo năng động và đặc biệt là khả năng kết nối, lan tỏa với cộng đồng quốc tế.
Hà Nội đang có nền tảng cho điều đó. Từ năm 2020, Thành phố đã xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2030, hướng đến đóng góp 5% GRDP. Các không gian sáng tạo mọc lên ngày một nhiều - từ Complex 01, Vườn Ơi, Ơ Kìa Hà Nội… đến những điểm độc lập nhỏ lẻ len lỏi trong phố cổ. Nhiều nhà máy cũ được “hồi sinh” thành nơi giao thoa nghệ thuật, thiết kế, startup sáng tạo.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội do UBND thành phố phối hợp cùng UNESCO tổ chức trong ba năm qua đã trở thành sự kiện văn hóa sáng tạo tiêu biểu, với hàng trăm hoạt động triển lãm, tọa đàm, workshop gắn với thiết kế bền vững, cải tạo không gian công cộng, kiến trúc đô thị.
Năm 2020, dự án “Nghệ thuật ven sông Phúc Tân” biến một bãi rác thành dải tác phẩm điêu khắc nghệ thuật ngoài trời. Những hình ảnh đó không chỉ tạo ấn tượng thị giác, mà còn truyền cảm hứng về việc mỗi góc phố đều có thể trở thành “tác phẩm” nếu có tư duy sáng tạo và cộng đồng chung tay. Đó chính là “chất” của một thành phố sáng tạo: không cần những điều vĩ mô, mà chính là sự chuyển đổi tinh tế trong cách sử dụng không gian, cách ứng xử với di sản, cách người dân chủ động làm đẹp thành phố theo cách riêng của mình.
Tuy nhiên, hành trình này không ít thách thức.
Hiện vẫn còn nhiều không gian sáng tạo hoạt động tự phát, chưa có cơ chế pháp lý rõ ràng. Giá thuê mặt bằng cao khiến nhiều dự án nghệ thuật nhỏ phải đóng cửa. Các nghệ sĩ, nhà thiết kế trẻ còn thiếu quỹ hỗ trợ, thiếu cơ hội phát triển quốc tế. Hệ thống giáo dục nghệ thuật trong trường phổ thông vẫn mang tính phụ trợ, thiếu tính mở và sáng tạo.
Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các ngành: văn hóa, quy hoạch, giáo dục, doanh nghiệp đôi khi chưa đồng bộ. Một thành phố muốn sáng tạo thực sự phải tạo ra môi trường cho các nguồn lực này cùng phối hợp, cùng phát triển, chứ không chỉ dựa vào nỗ lực cá nhân hay sự kiện đơn lẻ.
Việc Hà Nội quyết tâm gia nhập Mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO, không chỉ là câu chuyện để “gắn bảng hiệu” mà là một lời hứa hành động: sẽ đầu tư nhiều hơn cho sáng tạo, bảo vệ di sản bằng cách tái sinh nó, trao quyền cho giới trẻ được thiết kế tương lai của thành phố mình.
Và nếu nhìn xa hơn một chút, kỷ nguyên AI - trí tuệ nhân tạo - đang mở ra cả thách thức lẫn cơ hội rất lớn cho hành trình sáng tạo của Hà Nội.
Ở một mặt, AI có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho thiết kế, kiến trúc, truyền thông sáng tạo. Nhiều nghệ sĩ tại Việt Nam cũng đã bắt đầu đưa AI vào sáng tác nghệ thuật số - một điều cách đây vài năm là không tưởng.
Nếu được định hướng đúng, Hà Nội hoàn toàn có thể tận dụng AI để số hóa di sản, xây dựng bảo tàng ảo, mô phỏng kiến trúc xưa, đưa nghệ thuật vào không gian ảo của tương lai. Và đó là những bước đi phù hợp với tiêu chí Thành phố sáng tạo mà UNESCO đang thúc đẩy.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là giữ được bản sắc. AI có thể tạo ra hàng ngàn mẫu thiết kế chỉ trong vài giây - nhưng chỉ con người Hà Nội mới hiểu được nét duyên của mái ngói xám phố cổ, màu trầm mặc của hồ Gươm lúc chiều tà, hay cái mộc mạc, tinh tế của một chiếc áo tứ thân.
Thành phố sáng tạo trong kỷ nguyên AI sẽ không được đánh giá bằng số lượng công nghệ, mà bằng cách chúng ta dùng công nghệ để kể lại câu chuyện của mình: bằng ngôn ngữ của văn hóa, bằng tâm hồn của người Việt. Vì một thành phố sáng tạo, suy cho cùng phải được tạo nên từ chính những con người yêu nó, sống cùng nó và góp phần làm cho nó đặc biệt.


Khởi công, khánh thành 80 dự án với tổng vốn đầu tư 445.000 tỷ đồng; Khởi công nút giao Vành đai 3,5 – Đại lộ Thăng Long; Chính thức thông xe đường Lê Quang Đạo kéo dài; Israel không loại trừ khả năng tấn công Iran;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 23h00 hôm nay.
Nhật Bản và Hàn Quốc đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump. Không chỉ doanh nghiệp, người dân Hàn Quốc, Nhật Bản cũng rất lo lắng, đặc biệt khi ngành ô tô đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo, chính sách thuế quan của Mỹ sẽ đe doạ đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này.
Quảng Ninh: Toàn cảnh vụ án ma túy đặc biệt nghiêm trọng; Dập tắt đám cháy tại khu lán xưởng trái phép; Kịp thời giải cứu người bị mắc kẹt trong thang máy;... là những thông tin đáng chú ý trong Bản tin 141 hôm nay.
Thủ tướng chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia; Khởi công dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long; Mỹ cảnh báo rút khỏi vai trò trung gian cho tiến trình hòa bình tại Ukraina;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.
Thủ tướng chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia; Hà Nội khởi công nút giao lớn kết nối hai tuyến đường quan trọng; Sao Khuê 2025: Vinh danh 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc; Hôm nay, Iran và Mỹ tổ chức đàm phán tại Rome;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á; Vân Hugo và loạt sao Việt xin lỗi vụ quảng cáo sữa; Dàn hoa hậu khoe sắc trong MV nghệ sĩ Hàn Quốc;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin Thế giới Showbiz hôm nay.
0