Hà Nội cần 48.000 tỉ đồng đầu tư 153 tuyến buýt điện

Theo lộ trình của "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố", tới năm 2035, thành phố Hà Nội sẽ có 128-153 tuyến buýt điện.

 

Trên cơ sở đề án đã được phê duyệt, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã được chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai tổng thể triển khai. Để “xanh hóa” xe buýt, Hà Nội sẽ cần khoảng 48.000 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố cần gần 36.000 tỉ đồng, còn lại do doanh nghiệp cân đối, bố trí.

Thành phố đã tính toán, các tuyến nằm trong nội đô sẽ sử dụng 100% xe buýt điện. Các tuyến ngoại vi, kết nối ngoại thành đến điểm chuyển tiếp sẽ sử dụng xe buýt năng lượng xanh như CNG/LNG. Giai đoạn trước mắt, thành phố sẽ tập trung các tuyến buýt điện kết nối đường sắt đô thị.

Để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động, cơ quan chức năng cũng sẽ có từng bộ định mức riêng biệt và có bộ tiêu chuẩn chung trong quản lý cung ứng dịch vụ, bảo đảm sự đồng bộ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.

Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.

Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.