Góc nhìn thông qua việc chuyển đổi lô trái phiếu của Novaland
Có thể hiểu, giá chuyển đổi chính là giá mà trái chủ bỏ ra để mua cổ phiếu NVL của Novaland mà công ty này phát hành thêm. Như vậy, giá càng cao, thì trái chủ càng thiệt thòi. Đặc biệt là khi hiện tại giá NVL chỉ ở xung quanh mức 10.000 đồng/cổ phiếu thì việc chuyển đổi dù là giá 40.000, hay 36.000 đều là thiệt thòi lớn cho cổ đông.
Chuyển đổi sang cổ phiếu là quyền của trái chủ, nên họ đồng thời có quyền từ chối không chuyển đổi, cứ giữ nguyên và hưởng lãi suất.
Đây là lô trái phiếu được niêm yết tại thị trường Singapore, có lãi suất 5,25% mỗi năm. Trái chủ họ có quyền lựa chọn hoặc là chuyển đổi sang cổ phiếu, rồi xóa nợ, làm cổ đông của Novaland. Hoặc là giữ trái phiếu như cũ, hưởng lãi suất, và cuối kỳ là vào năm 2026, thu hồi tiền gốc.
Năm ngoái, khi công ty công bố giá chuyển đổi là 40.000 đồng, chưa có một trái chủ nào thực hiện quyền chuyển đổi đó. Thực tế, lô trái phiếu đó ban đầu được phát hành vào năm 2021, khi tình hình của Novaland vẫn được đánh giá rất triển vọng. Giá chuyển đổi dự kiến ban đầu là 135.700 đồng. Tất nhiên, theo đà sụt giảm của cổ phiếu NVL, công ty đã nhiều lần điều chỉnh giá chuyển đổi này theo xu hướng giảm xuống. Nhưng giảm cách nào thì vẫn cao hơn nhiều lần so với mức giá của cổ phiếu NVL trên thị trường.
Như vậy là, thông báo ngày 2/1 vừa qua của Novaland, không hàm ý việc trái chủ của công ty sẽ chuyển đổi. Và thực tế là qua nhiều đợt chuyển đổi với mức giá chuyển đổi giảm dần, thì cũng rất ít trái chủ thực hiện quyền đó.
Về phía Novaland, doanh nghiệp sẽ mong được chuyển đổi trái phiếu, qua các động thái giảm giá chuyển đổi. Bởi việc này giúp công ty giảm bớt áp lực lãi vay hiện tại và gốc vay trong tương lai. Cũng một năm rưỡi nữa là lô trái phiếu nói trên sẽ đáo hạn. Áp lực với công ty sẽ là không nhỏ.
Cổ phiếu NVL của Novaland trong phiên hôm qua (2/1) đã tăng giá 150 đồng mỗi cổ phiếu, tương ứng mức tăng 1,46%. Mức tăng này có thể là kết quả từ hiệu ứng lạc quan do thông tin chuyển đổi trái phiếu với mức giá cao hơn.
Thông tin đó không hàm ý trái chủ sẽ sẵn sàng chuyển đổi. Và dù tăng giá trong thời gian gần đây trước một số tin tốt, thì cổ phiếu NVL vẫn chỉ xoay quanh mức 10.000 đồng/cổ phiếu trong những tháng gần đây, chưa có đột phá nào đáng kể.
Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 85% lao động trên cả nước. Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68 về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân” được xem là một dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò trung tâm của kinh tế tư nhân trong công cuộc phát triển đất nước.
Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang được thảo luận tại Quốc hội theo hướng tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính. Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch và số hóa toàn diện, được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy cho sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 đã thể hiện bước tiến đột phá về tư duy phát triển, là "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế" và "bước ngoặt lịch sử" trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá, khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ mới.
Cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ gần 18.000 tỷ đồng, sáng 13/5.
Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thị trường chứng khoán ngày 13/5 phản ánh tích cực sau thông tin hạ nhiệt thuế quan. Đà tăng được kéo dài xuyên suốt phiên. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 10 điểm, HNX-Index cũng tăng gần hai điểm.
0