Góc nhìn khác về chữ 'Tình' trong thơ Xuân Quỳnh

Những độc giả yêu thơ của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh tại Hà Nội đã có dịp trò chuyện, khám phá một góc nhìn khác về chữ "Tình" trong những tác phẩm của nữ thi sĩ nổi tiếng.

Nhắc đến nhà thơ Xuân Quỳnh, độc giả thường nghĩ ngay đến một nhà thơ tình lãng mạn của văn học Việt Nam. Tuy nhiên, gia tài thơ ca bà để lại không chỉ dừng lại ở tình yêu đôi lứa mà còn rất phong phú về nội dung và cảm xúc. 

Trong không gian ấm cúng của một buổi trò chuyện tại Hà Nội, độc giả yêu thơ đã cùng các nhà văn, nhà báo tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời và di sản thi ca của Xuân Quỳnh. Đặc biệt, những chia sẻ đầy cảm xúc của anh Lưu Tuấn Anh - con trai của nữ thi sĩ với người chồng đầu tiên, nghệ sĩ violin Lưu Tuấn - đã khiến nhiều người xúc động.

Anh Lưu Tuấn Anh chia sẻ: "Mẹ tôi là người chan chứa chữ tình. Nhưng chữ tình ấy không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là tình thương rộng lớn. Như trong bài thơ 'Con chuồn chuồn báo bão', khi thấy cánh chuồn bay trong giông bão, bà đã xót xa: ‘Mỏng manh thế chịu làm sao nổi/Chuồn ơi báo làm chi bão tới/Trời bão lên rồi, mày ở đâu?’. Tình thương của mẹ rất rộng, thương hoa cỏ, cảnh vật, con người và những thân phận nhỏ bé".

Tại buổi trò chuyện, những tác phẩm của Xuân Quỳnh hiện lên qua giọng đọc của nghệ sĩ Bá Anh, nhà văn Tuyết Minh, nhà văn Trung Sỹ, cùng phần biểu diễn ca khúc "Thuyền và Biển" do ca sĩ Tiến Hưng thể hiện. Qua đó, những vần thơ trở nên sống động và đầy cảm xúc.

Nhà báo Vĩnh Quyên cho biết: "Lâu nay, mọi người thường nghĩ đến Xuân Quỳnh như một nữ hoàng thơ tình, nhưng thực ra tình yêu đôi lứa chỉ là một phần nhỏ trong thơ ca của chị. Chữ tình của Xuân Quỳnh rộng lớn hơn nhiều. Vì vậy, tôi muốn tổ chức buổi trò chuyện này để những người từng quen biết chị và những độc giả yêu thích thơ Xuân Quỳnh có cơ hội hiểu hơn về một khía cạnh khác trong thơ của nữ thi sĩ".

Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng như: "Thuyền và Biển", "Sóng", "Thơ tình cuối mùa thu", "Tiếng gà trưa"... Các tác phẩm của bà không chỉ được yêu thích mà còn được đưa vào chương trình học phổ thông. Với những đóng góp quan trọng cho văn học Việt Nam, bà đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Xuân Quỳnh không chỉ là một nhà thơ tài năng mà còn là một người truyền cảm hứng mạnh mẽ. Cảm hứng ấy đến từ chính cuộc đời, cách sống nhân hậu, giàu tình cảm của bà. Buổi trò chuyện đã giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về chữ "Tình" trong thơ Xuân Quỳnh, cảm nhận được chất thơ chân thành, hồn hậu, tha thiết với cuộc đời mà nữ thi sĩ để lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.