Giá vàng lập đỉnh mới, xô đổ mọi kỷ lục
Sáng 11/2, giá vàng miếng do SJC và Doji công bố đạt mức 89,8 - 92,8 triệu đồng/lượng, ghi nhận mức tăng lần lượt 1,6 triệu đồng (mua vào) và 1,5 triệu đồng (bán ra) so với cuối ngày trước (10/2). Nhưng đến 9 giờ 45 phút, giá vàng miếng tiếp tục leo lên 90,1 - 93,1 triệu đồng/lượng, phá kỷ lục lịch sử 92,2 triệu đồng/lượng thiết lập vào ngày 10/5/2024.
Không chỉ vàng miếng, vàng nhẫn cũng chứng kiến mức tăng mạnh. Tại Doji, giá vàng nhẫn niêm yết ở mức 90 - 91,7 triệu đồng/lượng, tăng 800.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 500.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Trong khi đó, SJC niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 88,8 - 91,5 triệu đồng/lượng, cao hơn 500.000 đồng/lượng so với trước đó.

Mức giá này đã xác lập kỷ lục mới của vàng nhẫn, vượt qua mốc 91,2 triệu đồng/lượng ghi nhận vào ngày 6/2 và 10/2. Với xu hướng tăng mạnh, những người mua vàng miếng vào ngày vía Thần Tài đã từ lỗ chuyển sang có lãi.
Cụ thể, nếu mua ở mức 90 triệu đồng/lượng, hiện có thể bán ra với giá 90,1 triệu đồng/lượng, thu về khoản lời 100.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, người nắm giữ vàng nhẫn vẫn đang chịu lỗ khoảng 200.000 đồng/lượng.
Các chuyên gia nhận định, dù giá kim loại quý đang trên đà tăng, nhưng khả năng thu lợi lớn vẫn khá thấp, do chênh lệch giữa giá mua và bán bị các đơn vị kinh doanh nới rộng lên đến 3 triệu đồng/lượng.
Sự tăng vọt của giá vàng trong nước phần lớn chịu tác động từ thị trường thế giới. Lúc 8 giờ 45 phút sáng 11/2, giá vàng giao dịch quốc tế đạt 2.934 USD/ounce, tăng 25 USD/ounce so với đầu phiên sáng nay.
Đây là lần đầu tiên giá vàng vượt xa mốc quan trọng 2.900 USD/ounce, chủ yếu nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng. Động lực chính thúc đẩy đà tăng này là lo ngại về nguy cơ áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể làm leo thang cuộc chiến thương mại và khiến lạm phát gia tăng.
Theo chuyên gia Edward Meir của Marex, các biện pháp thuế quan mới chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy giá vàng leo thang trong thời gian qua. Ông cho rằng căng thẳng thương mại đang ngày càng gia tăng, kéo dài sự bất ổn trên thị trường toàn cầu.
Chủ Nhật vừa qua (9/2), Tổng thống Trump đã công bố kế hoạch áp thêm thuế 25% đối với toàn bộ mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu. Ông cũng tuyên bố sẽ sớm công bố mức thuế đối ứng với các nước khác, đảm bảo công bằng và có hiệu lực ngay lập tức. Giới phân tích nhận định, động thái áp thuế này có thể khiến lạm phát tại Mỹ trở nên trầm trọng hơn. Hiện nay, các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và giá sản xuất (PPI) của Mỹ, dự kiến công bố vào cuối tuần, để đánh giá triển vọng thị trường.

Nhà phân tích Alex Kuptsikevich của FxPro dự báo, đợt tăng giá này mới chỉ là khởi đầu, với ngưỡng 3.000 USD/ounce không còn xa. Ông nhận định, giá vàng có thể đạt 3.400 USD/ounce trong khoảng từ tháng 8-10 năm nay.
Trong khi đó, chuyên gia Adrian Day còn đưa ra dự báo táo bạo hơn, cho rằng giá vàng có thể đạt mức 3.500 - 4.000 USD/ounce trong vòng 12 tháng tới, đánh dấu một chu kỳ tăng trưởng mới của kim loại quý.


Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
0