Giá iPhone có thể tăng cao sau thuế quan toàn diện
Sau khi mức thuế quan toàn cầu toàn diện do Mỹ áp đặt chính thức có hiệu lực, giá nhiều mặt hàng – từ quần áo, linh kiện đến đồ điện tử – đã bắt đầu tăng đáng kể. Đặc biệt, giới phân tích cảnh báo giá iPhone có thể tăng vọt lên tới 3.500 USD nếu Apple buộc phải chuyển dây chuyền sản xuất về Mỹ.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần khẳng định, chính sách thuế quan mới nhằm thúc đẩy các tập đoàn Mỹ đưa hoạt động sản xuất trở lại trong nước, từ đó tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng viễn cảnh này là thiếu thực tế.
Ông Dan Ives, Giám đốc nghiên cứu công nghệ toàn cầu tại công ty tài chính Wedbush Securities, cho rằng việc sản xuất iPhone tại Mỹ là một "câu chuyện hư cấu", bởi Apple sẽ phải xây dựng lại toàn bộ hệ sinh thái sản xuất phức tạp vốn đang đặt tại châu Á. Ông dự báo giá mỗi chiếc iPhone có thể tăng gấp ba lần hiện tại – từ khoảng 1.000 USD lên đến 3.500 USD – nếu sản xuất hoàn toàn trong nước. Ngoài chi phí đầu tư khổng lồ, Apple được cho là cần chi ít nhất 30 tỷ USD và khoảng ba năm chỉ để chuyển 10% chuỗi cung ứng về Mỹ.
Hiện nay, 90% iPhone được lắp ráp tại Trung Quốc, điều khiến chuỗi cung ứng toàn cầu của hãng cực kỳ dễ tổn thương trước các biến động địa chính trị và chính sách thuế. Kể từ khi ông Trump tuyên bố áp thuế toàn diện, cổ phiếu Apple đã mất khoảng 25% giá trị, phản ánh lo ngại sâu sắc của thị trường về chi phí sản xuất gia tăng cũng như nguy cơ tăng giá bán lẻ trên toàn cầu. Trong bối cảnh iPhone vẫn là một trong những dòng điện thoại phổ biến nhất thế giới, bất kỳ sự thay đổi nào về giá cũng có thể tác động trực tiếp đến người tiêu dùng và thị trường toàn cầu.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.
Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.
Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.
Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
0