Giá gạo tăng cao, Nhật Bản bán đấu giá gạo dự trữ
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết tính đến ngày 9/3, giá trung bình của một bao gạo 5 kg là 4.077 yên, tương đương khoảng 27 USD. Con số này tăng 99,3% so với cùng kỳ năm trước.
Giá gạo tăng cao do ảnh hưởng kết hợp của thời tiết xấu, nắng nóng và mối đe dọa của bão và động đất đã khiến giá gạo tăng cao. Tuy nhiên, khối lượng gạo bán ra đã giảm 11,6% so với một năm trước, trong khi nhu cầu tiêu dùng và tích trữ gạo của người dân tăng cao.

Tình hình đã trở nên nghiêm trọng đến mức chính phủ Nhật Bản hồi tháng 2 năm nay tuyên bố bán đấu giá 210.000 tấn gạo - nhiều hơn 1/5 lượng gạo dự trữ dự phòng. Những bao gạo dự trữ đầu tiên hiện đã được bày bán tại các siêu thị.
Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng kho dự trữ gạo vào năm 1995, hai năm sau một mùa hè lạnh giá bất ngờ làm hỏng vụ thu hoạch lúa, buộc họ phải nhập khẩu ngũ cốc từ nước ngoài. Kho dự trữ đã cạn kiệt sau trận động đất và sóng thần năm 2011 khiến 20.000 người thiệt mạng hoặc mất tích, một lần nữa sau trận động đất chết người ở Kumamoto năm 2016.
Các quốc gia khác trên khắp châu Á, nơi gạo là lương thực chính, chẳng hạn như Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan cũng dự trữ gạo để bảo vệ người dân khỏi tình trạng thiếu hụt và giá cả tăng cao.
Trung Quốc cũng có kho dự trữ chiến lược thịt lợn – loại thịt được ưa chuộng nhất của người dân, để đối phó với các trường hợp khẩn cấp và ổn định giá cả khi cần thiết.
Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, lô gạo đầu tiên gồm 150.000 tấn đã được đưa ra đấu giá vào tháng trước tại nước này. "Giá cả hiện đang ở mức cao bất thường", Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản Taku Eto cho biết trước phiên đấu giá.
"Tôi kêu gọi mọi người đừng lo lắng", ông nói thêm và cho biết kỳ vọng việc đưa gạo vào thị trường sẽ có nghĩa là giá "cuối cùng sẽ giảm xuống". Ông Eto cũng cho rằng, giá tăng gần đây là do vấn đề về chuỗi cung ứng, ông nói rằng có đủ gạo trong hệ thống, chỉ là gạo không được bày bán trên các kệ hàng tại siêu thị mà không nêu rõ lý do.
Vào tuần trước, Trial Holdings - đơn vị điều hành chuỗi siêu thị giảm giá tại đảo Kyushu ở phía Nam Nhật Bản đã xác nhận với CNN rằng, lô gạo đầu tiên được đấu giá đã được bày bán tại một số cửa hàng của họ. Tuy nhiên, một số người cho biết họ không mua gạo đấu giá vì nghi ngờ chất lượng của loại gạo này.

“Tôi không có ý định mua vì tôi nghe nói đó là gạo cũ. Tôi vẫn rất kén chọn gạo”, bà nội trợ Emi Uchibori, 69 tuổi, nói với CNN. Bà Uchibori cho biết, bà đã tích trữ đồ dùng vào đầu tháng 3 sau khi đọc về việc giá cả tăng và hy vọng những gì bà có sẽ đủ dùng cho đến khi giá giảm.
Bà Yuko Takiguchi 53 tuổi, một công nhân bán thời gian, cho biết bà sẽ không quan tâm số gạo được đấu giá trừ khi giá rẻ hơn đáng kể. Bà cho biết bà sẽ không ngại chi nhiều tiền hơn để mua gạo chất lượng vì giá bột mì cũng tăng, đẩy giá các mặt hàng chủ lực khác như bánh mì, mì udon và mì ống lên cao. “Tôi thích gạo làm thực phẩm chủ lực vì cảm giác no hơn. Ngoài ra, vì tôi có con đang tuổi đi học nên gạo là thực phẩm thiết yếu cho hộp cơm trưa của chúng”, bà nói.


Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
0