Giá chung cư tăng do chênh lệch cung - cầu quá lớn
Vậy câu chuyện thiếu nguồn cung, đặc biệt là chung cư ở tại thủ đô Hà Nội cụ thể như thế nào?
Muốn mua một căn hộ diện tích rộng hơn tại cùng toà chung cư đang ở nhưng hai tháng nay anh Lê Anh Văn – Phường Cổ Nhuế 1 – Quận Bắc Từ Liêm không thể tìm được dù đã phải qua kênh môi giới để tiết kiệm thời gian và công sức.
Những người có nhu cầu thực như anh Văn ngày một nhiều lên kể từ đầu năm đến nay. Một vài số liệu sau sẽ thấy chênh lệch cung cầu về nhà ở tại Hà Nội đang như thế nào.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đến năm 2025, dân số Hà Nội dự kiến đạt 9 triệu người, tức là sẽ có khoảng 120.000 gia đình được thêm mới, cần có khoảng 50.000 căn hộ một năm để đáp ứng. Trong khi Quý I/2024, thị trường Hà Nội chỉ ghi nhận 3.000 căn hộ mở bán mới. Rõ ràng, giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng của thị trường, đang là một khoảng cách rất xa.
Theo một số chuyên gia về nhà đất, bên cạnh yếu tố thiều nguồn cung trong khi nhu cầu ở thực tăng lên, thực tế thị trường đã ghi nhận thêm một số nguyên nhân khác, cần phải xem xét một cách nghiêm túc.

Từ ngày 1/8, ba luật về bất động sản bao gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đã có hiệu lực, được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc pháp lý cho hàng ngàn dự án đang chờ được hoàn thiện để bổ sung nguồn cung cho thị trường.
Nhưng các chính sách thì cần thời gian để “thẩm thấu” vào cuộc sống. Những cơn sốt giá điên cuồng về nhà ở nói chung và chung cư nói riêng tại Hà Nội, khó có thể hạ nhiệt chỉ trong ngày một, ngày hai.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0