Facebook tăng cường bảo mật trên Messenger

Thông điệp bảo mật sẽ xuất hiện trong các cuộc trao đổi nếu hoạt động này bị công nghệ trí tuệ nhân tạo cho là đáng ngờ.
Jay Sullivan, nhân viên an toàn sản phẩm của Facebook cho biết: "Tính năng mới này sẽ giúp hàng triệu người có khả năng tránh các tương tác và lừa đảo nguy hiểm mà không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của họ".
Phần mềm đã được triển khai hồi tháng 3 trên các điện thoại được vận hành bởi Android và sẽ được triển khai trong tuần này trên iPhone.
"Thường xuyên mọi người trò chuyện trực tuyến với ai đó mà họ nghĩ rằng họ biết, nhưng có thể đó là một kẻ mạo danh", Jay Sullivan nói. "Những tài khoản giả này rất khó xác định và hậu quả khôn lường".
Trí tuệ nhân tạo sẽ xác định hành vi đáng ngờ, như: Gửi tin nhắn quy mô lớn, nhắm mục tiêu đến các khu vực "nhạy cảm" hoặc nhân khẩu học nhất định.
Facebook đảm bảo công nghệ này không yêu cầu kiểm tra nội dung của tin nhắn, dự định chuyển sang mã hóa hoàn toàn - được gọi là " end-to-end " - của Messenger, giống như tin nhắn WhatsApp khác của nó.
"Để chuẩn bị cho mã hóa đầu cuối, chúng tôi đang đầu tư vào các công cụ như để bảo vệ quyền riêng tư của mọi người mà không cần đọc tin nhắn", Jay Sullivan nói.
Messenger đã sử dụng phần mềm có khả năng chống spam và cản trở nỗ lực của người lớn liên hệ với trẻ vị thành niên mà họ dường như không biết.
Với đại dịch COVID-19, Facebook đã bắt đầu đẩy mạnh việc triển khai các công cụ mới nhằm củng cố nền tảng của mình, được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết nhờ giãn cách xã hội.


Một công ty công nghệ tại Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc, vừa công bố phát triển thành công loại “da điện tử” (e-skin) siêu mỏng.
Trong bối cảnh nhu cầu kết nối internet tốc độ cao ngày càng trở nên thiết yếu, đặc biệt ở những vùng chưa và khó có thể phủ sóng 4G, 5G, dịch vụ internet vệ tinh do Space X phát triển, còn gọi là Starlink đang thu hút được nhiều sự chú ý.
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.
Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.
0