Du xuân đặc biệt tại Hoàng Thành Thăng Long
Trong không khí ấm áp của những ngày đầu xuân năm mới, nhiều gia đình đã lựa chọn nơi đây là điểm du xuân để cảm nhận vẻ đẹp cổ kính của các công trình kiến trúc và tìm hiểu sâu hơn về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Đã thành truyền thống, Tết năm nào gia đình bà Bùi Thị Công cũng tới Hoàng Thành Thăng Long du xuân đón Tết. Không chỉ cùng nhau du ngoạn, thưởng thức cảnh sắc mùa xuân, đây cũng là nơi để các gia đình tìm về với lịch sử, tham gia các hoạt động phong phú trong chương trình chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bà Bùi Thị Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Gia đình nhà tôi năm nào cũng thành truyền thống, mùng 2 hoặc mùng 3 Tết cả nhà đi lên đây tham quan thưởng thức, tìm lại nét bình an. Hôm nay được cái tiết trời đẹp hơn năm ngoái, việc trang hoàng đẹp và bắt mắt”.
Trong những ngày đầu năm mới, khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long cũng được trang trí với nhiều hoa và cây cảnh đặc sắc để phục vụ nhu cầu check-in của khách tham quan. Bên cạnh đó, chương trình sân khấu múa rối nước miễn phí cũng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đây là cách đưa khán giả đến gần hơn với loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của Việt Nam.
Anh Trần Mạnh Quân (quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay: “Hoàng Thành Thăng Long là địa điểm lưu giữ được nhiều dấu ấn lịch sử từ thời ông cha mình đặt kinh đô tại Thăng Long. Mình muốn đưa con mình đến để trong những ngày xuân này, con vừa được giải trí vừa được học tập những nét văn hóa truyền thống, nét văn hóa bản sắc của dân tộc để cháu lớn lên sẽ thêm yêu quê hương, yêu đất nước”.
Năm nay, ngoại trừ ngày 29 tháng Chạp và mùng 1 tháng Giêng âm lịch, Hoàng Thành Thăng Long mở cửa xuyên suốt Tết Ất Tỵ 2025.
Điểm nhấn của chương trình đón Tết ở Hoàng Thành năm nay là trải nghiệm không gian trưng bày “Tết xưa - Tết thời bao cấp”, tái hiện một giai đoạn lịch sử đáng nhớ của đất nước.
“Tết thời bao cấp” được tái hiện qua ba không gian trưng bày: Gian hàng mậu dịch quốc doanh, gian hàng tranh - hoa - pháo Tết và không gian thờ cúng. Tại không gian này, công chúng sẽ được xem lại hình ảnh người đứng xếp hàng chờ mua hàng Tết bằng tem phiếu; những túi hàng Tết thời bao cấp thường có hộp mứt Hà Nội, gói chè Ba Đình, thuốc lá Thăng Long.
Anh Ngô Trung Kiên (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Đây là lần đầu tiên mình đến đây, thấy dựng lại không khí Tết cổ truyền rất ấm cúng, có cả những đồ vật tem phiếu từng nghe ông bà kể lại nhưng giờ mới được chứng kiến”.
Đón Tết ở Hoàng Thành sẽ là trải nghiệm đáng nhớ để mỗi người con Việt Nam tìm về cội nguồn, thấm thía hơn nền văn hóa và lịch sử hào hùng của dân tộc, cũng là cơ hội cho thế hệ trẻ trải nghiệm và cảm nhận không khí Tết cổ truyền trong không gian di sản nghìn năm ở Hà Nội.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
0