Khám phá bảo vật hoàng cung Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long lưu giữ những báu vật của 52 triều vua xuyên suốt 13 thế kỷ. Mỗi bảo vật đó là một mảnh ghép trong bức tranh sống động về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của kinh thành xưa.

Mỗi viên gạch, viên đá, mảnh gốm hay mái ngói vùi sâu dưới lòng đất đều kể một phần câu chuyện về Hoàng thành Thăng Long. Không khó hiểu khi những hiện vật được phát hiện tại đây đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia vào tháng 12 vừa qua.

Nổi bật trong số đó là bộ sưu tập đầu phượng thời Lý, có niên đại từ thế kỷ XI đến XII, gồm 5 hiện vật làm từ đất nung, được phát hiện trong lòng đất khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Sự tinh xảo trong nghệ thuật tạo tác thời Lý hiện rõ. Các hiện vật này có kích thước khá lớn, từng được sử dụng để trang trí đầu mái cung điện, mang đậm dấu ấn quyền uy của vương triều.

Chị Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Bảo quản trưng bày, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, cho biết: “Đầu phượng thể hiện phượng hoàng trong tư thế uyển chuyển, bờm chuyển động mạnh mẽ với nhiều khúc uốn lượn hướng về phía trước. Đôi mắt tròn to, lông mày dài bay ngược lên tạo nét duyên dáng nhưng đầy quyền uy. Các hoa văn kết hợp vô cùng tinh tế, phản ánh trình độ điêu khắc và thẩm mỹ phát triển rực rỡ dưới triều đại nhà Lý. Sưu tập là tư liệu quý giá phục vụ nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc thời Lý”.

Bộ sưu tập thứ 2 được công nhận Bảo vật quốc gia cuối năm 2024 vừa qua, đó là bộ chén, bát, đĩa đồ gốm Trường Lạc, thời Lê sơ, gồm 36 hiện vật với nhiều kích thước khác nhau. Đáng chú ý, bộ sưu tập này có khắc chữ "Trường Lạc", chỉ mới được phát hiện tại di tích Hoàng thành Thăng Long, chưa từng thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Những hiện vật này có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử và văn hóa, minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật gốm sứ thời Lê sơ.

Từ những ngày đầu của kinh đô Đại La cho đến khi trở thành trung tâm chính trị, văn hóa của quốc gia dưới các triều đại Lý, Trần, Lê, Hoàng thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm. Mỗi hiện vật hay dấu tích nơi đây đều ẩn chứa những bí mật về một thời kỳ huy hoàng, rực rỡ.

Hoàng thành Thăng Long không chỉ là biểu tượng quyền lực mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi người xưa đã sáng tạo nên một không gian đô thị vừa cổ kính, vừa mang hơi thở của nghệ thuật đỉnh cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.