Dòng vốn FDI đổ vào bất động sản tăng gấp rưỡi
Các chuyên gia nhận định, dòng vốn FDI mạnh mẽ cho thấy sức hút của thị trường bất động sản Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhờ đa dạng chuỗi sản xuất và cung ứng nhờ sở hữu nhiều lợi thế như nguồn nhân lực dồi dào, chi phí lao động cạnh tranh, vị trí chiến lược,... Đồng thời, tốc độ đô thị hóa mạnh cũng giúp các nhà đầu tư ngoại nhìn thấy cầu vượt cung ở hầu hết các phân khúc, như công nghiệp, logistics, nhà ở, văn phòng và bán lẻ.
Trước lo ngại dòng vốn ngoại vào bất động sản có thể bị ảnh hưởng khi Mỹ áp thuế đối ứng 46%, các chuyên gia cho rằng, dù có thể gặp biến động, Việt Nam vẫn duy trì lợi thế và tiềm năng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có chiến lược ngoại giao khéo léo, đa dạng hóa đối tác thương mại và có thị trường tiêu dùng hấp dẫn, giúp thu hút các khoản đầu tư lớn từ nhiều quốc gia.


Các ngành chức năng đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao số lượng căn nhà ở xã hội (NƠXH), qua đó đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp, công nhân tại các khu công nghiệp.
Trong thời gian tới, một số dự án nhà ở xã hội tại thành phố Hà Nội, một trong những địa phương đi đầu cả nước về phát triển nhà ở xã hội, sẽ tiến hành nhận hồ sơ.
Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội đề xuất: nâng mức lợi nhuận cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội từ 10% lên mức tối đa 13% trên tổng chi phí xây dựng dự án.
Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Trong đó có chính sách liên quan đến việc rút ngắn các thủ tục làm nhà ở xã hội.
Từ ngày 1/5/2025, Hà Nội chính thức áp dụng khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo Quyết định số 33 của UBND thành phố.
Việc mua đất dự án tại các địa phương khá phổ biến, nhưng thực tế nhiều dự án chứa đựng không ít rủi ro. Sau đây là những lưu ý cần biết khi người dân mua đất tại các dự án.
0