Độc đáo văn hoá Ngày hội trình diễn cây Nêu
Ngày hội trình diễn cây Nêu đã được tổ chức với sự tham dự của 6 tỉnh thành trong cả nước gồm Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đà Nẵng. Ngày hội đã mang tới bầu không khí sôi động và ấn tượng đối với du khách trong cả nước.
Ở Thanh Hóa, cây Nêu gắn với dân tộc Mường chào đón năm mới; ở Sơn La, cây Nêu gắn với dân tộc Thái trắng trong Lễ Hết Chá; ở Quảng Nam, cây Nêu của đồng bào Ca Dong trong Lễ Cúng máng nước; ở Đà Nẵng, cây Nêu của đồng bào Cơ tu trong lễ Tạ ơn trời đất…..

Mỗi cây Nêu được dựng lên tại Ngày hội chính là một biểu trưng văn hóa và không thể thiếu trong các nghi lễ hiến tế của rất nhiều cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cây Nêu là cầu nối giữa đất và trời, là sự kết nối giữa con người với thần linh, gửi gắm những khát vọng ước nguyện của đồng bào các dân tộc mong cho dân làng luôn mạnh khỏe bình an, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Ông Bùi Hồng Nhi - Dân tộc Mường, Thanh Hóa chia sẻ, khi mà cây Nêu được dựng lên thì từ niềm tin cho đến kiêu hãnh văn hóa của các dân tộc đều được thắp lên từ đó. Khi cây Nêu dựng lên, các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của mỗi bản làng, trong mỗi gia đình càng được phát huy hơn.

Ông Phạm Văn Thương – Du khách Quảng Nam cho hay, Cây Nêu tượng trưng cho nét đẹp, rất là hay, văn hóa dân tộc và mình thấy văn hóa dân tộc của Việt Nam rất phong phú, đa dạng, tôi mong trong thời gian tới chúng ta cố gắng tìm hiểu và khôi phục lại văn hóa đã bị mai một.

Bà Phạm Thị Tiệp – Du khách Hà Nội chia sẻ, tôi đến tham gia thì tôi được hiểu thêm nhiều lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam và hiểu thêm về ý nghĩa của cây Nêu.
Ông Trịnh Ngọc Chung – Quyền Trưởng BQL Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam cho hay, chúng ta đưa những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, vùng miền, đồng bào các dân tộc về gần với công chúng với người dân để làm sao khong chỉ bảo tồn giới thiệu nó mà còn để giá trị văn hóa này lan tỏa đến với nhiều người dân hơn.
Trải qua bao thế hệ, cây Nêu đã in sâu vào tiềm thức và luôn chiếm vị trí quan trọng là vật thiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khắp mọi miền đất nước. Nhìn từ Cây Nêu, tín ngưỡng dân gian hiện ra như là một kho tàng với nhiều điều thú vị, lạ lẫm, thu hút du khách gần xa.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).
Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
0