Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc có 150 cuộc giao thương
23 nhà xuất khẩu của hai tỉnh Jeonnam và Chungbuk (Hàn Quốc) đã mang tới buổi giao thương các sản phẩm vốn là thế mạnh của Hàn Quốc như: Hóa mỹ phẩm; Thực phẩm - Thực phẩm chức năng; Phân bón; Phụ tùng ô tô; Vật liệu hoàn thiện xây dựng. Đây đều là những sản phẩm có chất lượng cao, đã và đang được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, đa số là các sản phẩm chưa từng xuất hiện tại Việt Nam nhưng đã ghi nhận sự quan tâm, hỏi hàng từ nhiều khách hàng. Dự kiến trong ngày hôm nay (13/3), đã có 150 cuộc giao thương diễn ra.
Hai tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc đạt 13,4 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc 4,6 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc gồm: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, nhóm nguyên nhiên vật liệu, hàng vật phẩm tiêu dùng…


Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua đề xuất về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Theo số liệu từ Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi tiến sát mốc 123 triệu đồng/lượng trong phiên sáng, giá vàng miếng chiều 8/5 đã quay đầu giảm về mức 120,5 triệu đồng/lượng, tuy nhiên, một số thương hiệu vàng lớn lại thông báo hết vàng nhẫn để bán.
Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài FDI trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Thông tin này được các diễn giả chia sẻ tại Diễn đàn Tài chính – Bất động sản 2025 ngày 8/5.
Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ cụ thể hóa các giải pháp để phát huy tối đa vai trò, đưa kinh tế tư nhân trở thành "một động lực quan trọng nhất" và là "lực lượng tiên phong" của nền kinh tế.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới được ban hành là một định hướng chiến lược rất quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.
0